Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SLIDING

Trump, Triều Tiên và những điểm nóng của 2017

Năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, vụ án Đoàn Thị Hương, cuộc khủng hoảng Triều Tiên là 3 trong số các điểm nóng được độc giả của Zing quan tâm trong năm 2017.

Nam 2017 anh 1

Nam 2017 anh 2
Ngày 20/1, Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ. Ông Trump, ứng viên đảng Cộng hòa, trở thành ông chủ Nhà Trắng sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 trước ứng viên đảng Dân chủ, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Lễ nhậm chức diễn ra tại thủ đô Washington D.C với sự tham gia của khoảng 500.000 người dân và nhiều chính khách hàng đầu của nước Mỹ. Ảnh: New York Times.
Nam 2017 anh 3
Trong năm đầu nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump luôn là tâm điểm của dư luận. Về đối nội, ông Trump ban hành các lệnh cấm di chuyển với công dân một số nước có đông người Hồi giáo gây nhiều tranh cãi, khởi động dự án xây dựng tường biên giới với Mexico, đồng thời luôn ở thế đối địch với các hãng truyền thông lớn của Mỹ. Về đối ngoại, Tổng thống Trump bỏ TPP, rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và UNESCO, đồng thời yêu cầu đàm phán lại hàng loạt các FTA. Ông Trump cũng sa vào cuộc khẩu chiến nguy hiểm với nhà lãnh đạo Kim Jong Un xung quanh chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: CNN.
Nam 2017 anh 4
Ngày 13/2, người được cho là Kim Jong Nam đã bị hai phụ nữ sát hại bằng chất độc thần kinh VX khi đang chuẩn bị đáp chuyến bay từ Kuala Lumpur, Malaysia về Macau. Hai phụ nữ liên quan trong vụ việc là Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam, và Siti Aisyah, công dân Indonesia. Hương và Siti hiện phải hầu tòa phục vụ quá trình xét xử và điều tra tại Malaysia. Ảnh: Getty.
Nam 2017 anh 5
Ngày 5/6, liên minh các quốc gia Arab, dẫn đầu là Saudi Arabia, tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc nước này tài trợ cho các tổ chức khủng bố. Các quốc gia Arab sau đó đóng cửa biên giới và không phận, cô lập hoàn toàn Qatar với bên ngoài. Sự kiện được đánh giá là cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất tại Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ảnh: CNN.
Nam 2017 anh 6
Ngày 21/6, Quốc vương Saudi Arabia Salman phế truất đương kim thái tử Muhammad bin Nayef bin Abdulaziz Al Saud và đưa con trai là Mohammed Bin Salman vào vị trí người kế vị ngai vàng. Mohammed Bin Salman sau đó tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng hồi tháng 11, bắt giữ hàng chục hoàng tử và chính trị gia cấp cao. Giới chuyên gia nhận định đây là một động thái củng cố quyền lực của Thái tử Salman. Ảnh: AFP.
Nam 2017 anh 7
Căng thẳng Trung - Ấn bùng nổ vào giữa tháng 6 khi Ấn Độ ngăn cản Trung Quốc xây dựng một con đường đi qua cao nguyên Doklam theo cách gọi của Ấn Độ hay Donglang theo cách gọi của Trung Quốc. Hai bên triển khai hàng nghìn quân tại khu vực tranh chấp cùng nhiều khí tài quân sự. Một số cuộc đụng độ phi vũ trang đã diễn ra giữa binh sĩ hai nước. Căng thẳng dịu xuống vào cuối tháng 8 với tuyên bố rút quân và giảm căng thẳng từ cả Bắc Kinh và New Delhi. Ảnh: Getty.
Nam 2017 anh 8
Căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên bùng phát sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 hôm 4/7. Trong năm 2017, Triều Tiên đã tiến hành tổng cộng 23 vụ phóng tên lửa, vụ gần nhất được thực hiện ngày 29/11 với tên lửa Hwasong-15, được cho là có tầm bắn tới 13.000 km, tức bao trùm mọi mục tiêu trên lãnh thổ nước Mỹ. Ảnh: Getty.
Nam 2017 anh 9
Ngày 3/9, Triều Tiên đẩy căng thẳng tại Đông Bắc Á lên một nấc thang mới khi cho nổ bom H tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Vụ thử bom H đã gây ra cơn địa chấn mạnh 6,3 độ. Các chuyên gia hạt nhân ước tính quả bom có sức công phá từ 80-120 kiloton. Triều Tiên tuyên bố vụ thử bom H thành công mỹ mãn, đồng thời khẳng định nước này đã làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể lắp vào tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ảnh: KCNA.
Nam 2017 anh 10
Nhằm đối phó với các động thái khiêu khích từ Triều Tiên và củng cố cam kết an ninh đối với đồng minh, Mỹ đã triển khai nhiều khí tài quân sự tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tiến hành hàng chục cuộc tập trận lớn nhỏ với các đồng minh trong khu vực. Đáng chú ý nhất là việc Mỹ đồng thời triển khai 3 tàu sân bay là USS Ronald Reagan, USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt tới châu Á hồi đầu tháng 11. Các tàu sân bay này đã tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong 1 thập kỷ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Nam 2017 anh 11
Năm 2017 chứng kiến các siêu bão hoành hành và gây thiệt hại nặng nề tại Đại Tây Dương. Trong tháng 8 và 9, liên tiếp 3 siêu bão Harvey, Irma và Maria đã càn quét khu vực Caribe, bờ Đông nước Mỹ và vùng Đông Bắc của Mexico. Tổng cộng Đại Tây Dương đã chứng kiến sự tàn phá của 33 cơn bão, trong đó có 6 siêu bão nhiệt đới, gây ra cái chết cho hơn 900 người. Các nước chịu ảnh hưởng của bão tố hứng chịu thiệt hại hơn 370 tỷ USD. Ảnh: Getty.
Nam 2017 anh 12
Năm 2017 được coi là dấu chấm hết cho con đường chính trị của gia tộc Shinawatra khi cựu nữ thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra, theo chân anh trai là cựu thủ tướng Thaksin, rời khỏi đất nước để trốn tránh phiên tòa tổ chức hôm 25/8. Tòa án tối cao Thái Lan sau đó tuyên bà Yingluck 5 năm tù với cáo buộc bà thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo thời còn đương chức. Cuối tháng 9, CNN dẫn nguồn tin trong đảng Pheu Thái cho biết bà Yingluck đang xin quy chế tị nạn ở Anh. Ảnh: Getty.
Nam 2017 anh 13
Vụ xả súng tại Las Vegas hôm 1/10 là một trong những thảm kịch đáng chú ý của năm 2017. Nhà chức trách cho biết Stephen Paddock, công dân Mỹ 64 tuổi, đã bắn hàng nghìn viên đạn từ tầng 32, khách sạn Mandalay Bay xuống đám đông đang tham gia lễ hội âm nhạc. 58 người đã thiệt mạng và 546 người bị thương. Paddock được tìm thấy đã chết trong phòng khách sạn nơi hắn thực hiện vụ xả súng. Vụ tấn công tại Las Vegas là thảm kịch súng đạn đẫm máu nhất lịch sử hiện đại của nước Mỹ. Ảnh: Getty.
Nam 2017 anh 14
Tuần lễ Cấp cao APEC là sự kiện đỉnh cao mà Việt Nam làm chủ nhà trong năm 2017. Sự kiện diễn ra từ ngày 6-11/11 tại Đà Nẵng, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các nguyên thủ và đại diện đến từ 21 nền kinh tế thành viên. Đây là lần thứ 2 Việt Nam giữ vai trò nước chủ nhà của APEC. Trước đó, Việt Nam đã tổ chức thành công APEC 2006 tại Hà Nội. Ảnh: AFP.
Nam 2017 anh 15
Thùng thuốc súng Trung Đông bị châm ngòi khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel tới thành phố này hôm 6/12. Bước đi này của Washington vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ đa số các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các đồng minh và đối tác truyền thống của Mỹ. Ảnh: Times.
Nam 2017 anh 16
Từ Beirut tới Jerusalem, các cuộc biểu tình, bạo động phản đối quyết định của Tổng thống Trump nổ ra. Những cuộc đụng độ giữa người biểu tình Palestine và lực lượng an ninh Israel tại Bờ Tây gây thương vong cho cả hai phía. Tổ chức vũ trang Hamas của Palestine đã lên tiếng kêu gọi người Hồi giáo khắp thế giới tổ chức thêm nhiều cuộc biểu tình để bảo vệ thánh địa Jerusalem. Ảnh: AFP.

2017: Nam noi gian du doi cua thien nhien hinh anh

2017: Năm nổi giận dữ dội của thiên nhiên

0

Thế giới chứng kiến sự khốc liệt và tàn bạo của thiên nhiên trong năm 2017, với hàng loạt thảm họa lấy đi sinh mạng của cả nghìn người và để lại hậu quả vô cùng nặng nề, lâu dài.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm