Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trùm phát xít Hitler bị 'động kinh'

Adolf Hitler mắc hội chứng "messiah complex", trong đó ông ta tin mình là kẻ cứu thế và ngày càng bị ám ảnh với việc coi những người Do Thái yếm thế là "kẻ thù từ bên trong". >> Hitler chỉ giả chết tại Berlin năm 1945? >> Lộ diện con trai bí mật của Hitler >> Hé lộ những bức ảnh mới về người tình của Hitler

Trùm phát xít Hitler bị 'động kinh'

Adolf Hitler mắc hội chứng "messiah complex", trong đó ông ta tin mình là kẻ cứu thế và ngày càng bị ám ảnh với việc coi những người Do Thái yếm thế là "kẻ thù từ bên trong".

>> Hitler chỉ giả chết tại Berlin năm 1945?
>> Lộ diện con trai bí mật của Hitler
>> Hé lộ những bức ảnh mới về người tình của Hitler

Adolf Hitler.

Nhận xét trên nằm trong một bản đánh giá bí mật của tình báo Anh thực hiện vào năm 1942 và mới được công bố hôm 4/5. Bản báo cáo của cơ quan tình báo Anh, vốn không được đọc cho tới khi nó được phát hiện gần đây còn cho thấy Hitler chuyển qua trạng thái "sợ hãi người Do Thái", khi nguy cơ bị đánh bại cận kề.

Việc phân tích kể trên được ủy quyền cho nhà khoa học xã hội Mark Abrams và do cộng sự của ông là Joseph MacCurdy chắp bút, mới được Đại học Cambridge công bố.

Abrams, nhà tiên phong nổi tiếng thế giới về nghiên cứu thị trường và thăm dò ý kiến làm việc cùng Đơn vị phân tích truyền thông hải ngoại của công ty phát thanh truyền hình Anh quốc (BBC) và Ủy ban Chiến tranh tâm lý trong Thế chiến 2.

Một bản báo cáo viết trước đó phát hiện ba đặc điểm đặc biệt ở Hitler, được gọi là "Shaman giáo", "động kinh" và "hoang tưởng"

"Vào thời điểm báo cáo được viết, sóng đổi chiều theo hướng chống lại Đức. Để phản ứng, Hitler bắt đầu chuyển sự chú ý về quê nhà ở Đức. Tài liệu này cho thấy tình báo Anh cảm nhận được chuyện gì sẽ xảy ra", sử gia Cambridge Scott Anthony cho biết. Anthony đã chỉ huy một cuộc nghiên cứu nhằm vào Abram, dẫn tới việc người ta tìm được báo cáo trên trong bộ sưu tập của gia đình.

"MacCurdy nhận thấy rằng, đối mặt với thất bại ghê gớm từ bên ngoài, lãnh đạo phátxít tập trung tấn công vào "kẻ thù bên trong" -- những người Do Thái. Dựa vào việc chúng ta giờ biết chính quyền phát xít thi hành cái gọi là "giải pháp cuối cùng", có thể thấy những đánh giá này rất sâu sắc", ông nói.

Abrams nghĩ rằng các đoạn phát biểu của Hitler trên sóng phát thanh có thể là công cụ tuyên truyền của chính quyền phát xít, nhưng cũng có thể là nguồn thông tin tình báo giá trị, cho thấy các "nội dung ngấm ngầm" bị che giấu và soi rọi suy nghĩ của giới lãnh đạo phátxít.

Công việc của ông giúp ích trực tiếp cho cuộc chiến chống tuyên truyền của quân đồng minh.

Báo cáo còn có một bài phát biểu của Hitler trên sóng phát thanh thực hiện vào ngày 26/4/1942. "Nội dung của bài phát biểu phản ánh suy nghĩ không lành mạnh trong đầu Hitler, mặt khác cung cấp các thông tin đặc biệt về ông ta", báo cáo viết.

Một bản báo cáo viết trước đó phát hiện ba đặc điểm đặc biệt ở Hitler, được gọi là "Shaman giáo", "động kinh" và "hoang tưởng"

"Shaman giáo" chỉ tới chứng cuồng loạn của Hitler và những thông tin mang tính cưỡng bức mang tính nhồi sọ mà ông ta chuyển tới những người ủng hộ, vốn ngày càng giảm đi. Báo cáo của MacCurdy chỉ ra sự "nhạt nhẽo" trong bài phát biểu của Hitler để minh chứng cho đánh giá này.

Hai yếu tố sau liên quan trực tiếp tới tính cách của Hitler.

Đánh giá Hitler "động kinh" bởi dù nổi tiếng lạnh lùng và tàn độc, Hitler rất dễ tức giận khi các tham vọng của ông ta thất bại. Nghiên cứu của MacCurdy trên các bài phát biểu của Hitler cũng cho thấy ông ta là người "suy nghĩ nghiêm túc về khả năng thất bại thảm hại".

"Hoang tưởng" là trạng thái tâm lý đáng ngại nhất ở Hitler, nó cho thấy ông trùm phát xít nghĩ mình là người cứu thế, đang lãnh đạo một nhóm người tham gia cuộc thánh chiến chống lại quỷ dữ hiện diện trong cộng đồng người Do Thái.

Báo cáo nói rằng Hitler hình thành nỗi sợ Do Thái, xem họ không chỉ là mối đe dọa với Đức mà còn với cả vũ trụ.

Giờ đây người ta biết vài tuần trước cuộc phát biểu, các quan chức cao cấp của chính quyền phát xít Đức đã lên kế hoạch thực hiện "giải pháp cuối cùng": âm mưu hủy diệt toàn bộ cộng đồng người Do Thái.

"Hitler bị mắc trong một mạng nhện của sự hoang tưởng về mặt tín ngưỡng. Ông ta xem người Do Thái là sự hiện thân của quỹ dữ, còn mình là sự hiện thân của cái thiện. Ông ta xem mình giống như Thượng đế và sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng trước quỷ dữ. Ông ta không nói nhiều về quan điểm trên, nhưng một hệ thống các ý tưởng của bản thân đã làm rõ suy nghĩ này của ông ta", MacCurdy kết luận.

Theo Đất Việt

 

 

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm