Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trở thành người lớn sẽ hạnh phúc?

Tôi muốn trở thành người lớn vì tưởng rằng được làm mọi việc theo ý mình.

Chín tuổi là cái tuổi mà mỗi ngày của tôi đều tràn ngập những điều mới mẻ và thú vị.

Tan học, tôi tụ tập cùng lũ bạn chơi đệm bật nhảy. Bật nhảy ầm ầm, bay lên tạo dáng bên này bên kia. Sau khi toát cả gáo mồ hôi, chúng tôi ăn món đá xay vị nho chỉ 500 won nhưng ngon tuyệt cú mèo ở cửa hàng văn phòng phẩm.

Khi đang giấu mẹ đọc trộm truyện tranh, nếu nghe thấy tiếng mở cửa, tôi sẽ nhanh chóng trốn dưới ghế piano, rồi lẻn vào phòng giả vờ như đang học bài. Thật không công bằng cho số phận của một đứa trẻ luôn phải lén lút đọc truyện tranh như tôi, nhưng cũng không còn cách nào khác.

Cham mot chut thoi anh 1

Sách Chậm một chút thôi. Ảnh: Thường An.

Và thế là tôi đã trở thành người lớn. Bây giờ, tôi có thể uống một cốc cà phê có giá 5.000 won, đắt gấp mười lần so với món đá xay vị nho giá 500 won và không cần để ý bất kỳ ai. Tôi cũng thoải mái đọc những cuốn truyện tranh mình thích. Nhưng tôi không còn hứng thú nữa.

Khi đã trở thành người lớn, tôi có thể làm theo ý mình mà không cần sự đồng ý của mẹ. Nhưng mà cuộc sống lại tràn ngập những việc tôi không thích làm và phải kiềm chế những việc tôi muốn làm.

Mỗi ngày của tôi đều lặp đi lặp lại như thế, thật buồn chán và tẻ nhạt.

Thuở nhỏ, tôi đã không biết bất kỳ điều gì. Đứa trẻ chín tuổi thật hạnh phúc khi không biết và cũng không tò mò rằng “hạnh phúc” là cái gì. Tôi cảm thấy thứ “hạnh phúc” của người lớn, càng cố gắng để có được thì sẽ càng mất đi.

Biết là không dễ dàng, nhưng bây giờ tôi quyết định sẽ không đi tìm hạnh phúc nữa. Vì không có lý do gì để hôm nay nhất định tôi phải hạnh phúc.

“Như bạn thế là hạnh phúc rồi”. Có bao giờ bạn mong được nghe câu trả lời như vậy chưa?

Đó là câu trả lời cho câu hỏi khiến ta có cảm giác dường như người khác còn hiểu rõ mình hơn chính bản thân mình: “Tôi... trông hạnh phúc lắm sao?”.

Nói chuyện thẳng thắn cũng là một cái tội sao?

Mới có chút mâu thuẫn, liên thẳng thắn tranh luận, rồi cãi nhau, và những mối quan hệ bắt đầu rạn nứt.

Một người vốn là chị em “chí cốt” với tôi đột nhiên không liên lạc thường xuyên nữa và dần dần lặn mất tăm (mà người này có một thói quen là hễ nói động một chút liền chơi trò “biến mất”). Sau mấy lần lặp đi lặp lại như vậy, cuối cùng chúng tôi trở thành những người xa lạ.

Một người bạn đã học cùng tôi từ năm lớp 10 đến khi thi đại học nhưng với lý do là vì muốn tốt cho tôi, cô ấy quyết giấu kín một bí mật. Chính việc đó đã trở thành vết thương lòng đối với tôi, và rốt cuộc, chúng tôi chỉ còn xem nhau như những người xa lạ.

Tôi không rõ do đâu mà những hậu bối tôi rất yêu quý lại cảm thấy khó chịu, căng thẳng và nặng nề khi gặp tôi. Dần dà, chúng tôi trở thành những người xa lạ.

Vì ngay từ đầu, tất cả đều chỉ là “người dưng”, thôi thì cứ nghĩ rằng mình trở lại điểm xuất phát vậy; và phủ nhận hết những khoảng thời gian tốt đẹp đã có với nhau. Nhưng rồi tôi lại thấy mình đã bị tổn thương.

Vì sao không thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp?

Tôi tự trách mình và cũng đổ lỗi cho đối phương: “Vì bạn lặn mất tăm, vì bạn cứ giữ mãi cái bí mật quỷ quái đó, và vì bạn cảm thấy khó chịu khi gặp tôi”. Rất lâu sau, khi nghĩ kỹ lại, tôi mới thấy trong chuyện này có đến một nửa là lỗi của tôi.

Lấy lý do là họ không hợp với tôi, họ đã làm tổn thương tôi, tôi tự cắt mất những mối quan hệ của mình, giống như con thằn lằn tự cắt đuôi.

Nếu chấp nhận tha thứ, cố gắng tìm hiểu và chờ đợi đối phương thì liệu bây giờ tình hình có khác đi chút nào không?

‘Không sợ chậm chỉ sợ dừng’ - sống kỷ luật để tự do

“Không sợ chậm chỉ sợ dừng” của Vãn Tình giúp bạn đọc hiểu được sức mạnh của tính kỷ luật để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Nina Kim/Văn Lang Books

SÁCH HAY