Chính thức ra mắt vào tháng 12/2020, Kiki đã nhanh chóng đạt 100.000 lượt cài đặt trên ôtô vào tháng 8/2022, tăng lên 500.000 lượt vào tháng 9/2023 và nhanh chóng cán mốc 600.000 lượt ôtô có cài đặt chỉ sau 3 tháng. Tổng truy vấn hàng ngày của Kiki đạt trên 230.000 lượt, tăng gấp rưỡi so với quý trước.
Kiki có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Trung bình mỗi ngày trợ lý giọng nói “make in Vietnam” này ghi nhận thêm gần 1.100 lượt cài đặt và sử dụng. Tốc độ này gần như tiệm cận mức tiêu thụ xe hơi của Việt Nam hiện nay - gần 1.200 chiếc bán ra/ngày (Theo báo cáo doanh số tháng 11/2023 của VAMA - Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam và TC Motor).
Số lượng sử dụng không ngừng tăng của Kiki cho thấy sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) “của người Việt, cho người Việt” đang được người dùng đón nhận tích cực và tiềm năng phát triển của ứng dụng này vẫn còn rất lớn.
Biểu đồ tăng trưởng liên tục của lượt cài đặt và sử dụng Kiki |
Trợ lý AI của Zalo có thể đáp ứng nhiều thao tác “rảnh tay”, giúp việc lái xe của các bác tài trở nên thuận tiện và an toàn hơn. Hiện tại, có hơn 230.000 lượt truy vấn bằng giọng nói được các tài xế thực hiện qua Kiki mỗi ngày. Con số này đã tăng đến 53% so với quý trước. Các truy vấn phục vụ đa dạng nhu cầu khác nhau. Trong đó, theo khảo sát người dùng, 3 nhóm nhu cầu được hỏi nhiều nhất qua Kiki lần lượt là: nghe nhạc, chỉ đường và đọc tin tức - tra cứu thông tin.
Thế mạnh lớn nhất của Kiki là hiểu văn hóa giao tiếp bản địa và xử lý tiếng Việt chuẩn xác, nên được người dùng yêu thích. Theo khảo sát, người dùng Kiki phân bố tại khắp 63 tỉnh/thành phố trên cả nước, từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng cho đến miền núi, cho thấy khả năng hiểu và phản hồi tốt với nhiều giọng địa phương.
Nhờ việc nhận được thiện cảm từ người dùng, Kiki cũng được ưu tiên tích hợp vào các dòng ôtô mới và trở thành một lợi điểm bán hàng của các hãng.
22 đối tác hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp linh kiện và phân phối ôtô tại Việt Nam hiện nay cũng đã lựa chọn Kiki để tích hợp cho sản phẩm của mình như: hãng màn hình Zestech, Gotech, Bravigo, Safeview, OledPro, Eononpro, Teyes... TCMS và Motrex (Hàn Quốc) cũng lên kế hoạch tích hợp trợ lý tiếng Việt Kiki vào hệ thống đầu giải trí do Motrex sản xuất để đưa lên một số dòng xe Hàn Quốc tại Việt Nam.
Nhận xét về đóng góp tích cực của Kiki cho trải nghiệm lái xe thông minh, ông Nguyễn Văn Ty, đại diện hãng màn hình ôtô thông minh Zestech Việt Nam cho biết thị trường ôtô Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu của khách hàng ngày càng “khắt khe” hơn. Do vậy, các ứng dụng tiện tích “thuần Việt” để sẽ được đơn vị này ưu tiên lựa chọn tối ưu trải nghiệm khách hàng.
“Việc tích hợp trợ lý giọng nói tiếng Việt mang đến nhiều lợi ích cho người dùng bản địa và góp phần thúc đẩy thị trường ôtô thông minh tại Việt Nam”, ông Ty chia sẻ.
Trải nghiệm trợ lý giọng nói “make in Vietnam” được gần 1 năm, anh Mạnh Khang (quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: “Việc nhìn và thao tác trên màn hình ôtô trong lúc lái xe ảnh hưởng đến sự tập trung. Từ khi có trợ lý giọng nói trên xe, tôi chỉ cần nói câu lệnh là tìm được đường. Quá trình lái xe nhờ đó cũng trở nên tiện lợi hơn”.
Trợ lý giọng nói giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. |
Đồng quan điểm, chị Mỹ Hạnh (quận 7, TP.HCM) cho biết bản thân cảm thấy thoải mái khi cầm vô lăng sau gần 3 tháng cài đặt và sử dụng Kiki. Chị chia sẻ: “Tôi thao tác trên màn hình khá chậm nên mỗi lần nhập địa chỉ lên bản đồ thường tốn cả phút. Sử dụng Kiki tiện lợi hơn hẳn. Mỗi khi muốn tìm đường, tôi chỉ cần ra lệnh cho trợ lý Kiki và tập trung quan sát lái xe”.
Với mục tiêu nâng cấp trải nghiệm lái xe thông minh cho người dùng, bên cạnh việc tối ưu công nghệ, Kiki cũng cập nhật thêm nhiều tính năng mới. Cụ thể, trong tháng 11/2023, tính năng kiểm tra lỗi vi phạm giao thông đã được bổ sung vào sản phẩm. Việc kiểm tra phạt nguội nay có thể thực hiện nhanh chóng ngay trên Kiki, chỉ bằng câu lệnh “Kiểm tra vi phạm” kèm biển số xe. Trong vòng 1 tháng, đã có đến 30.000 lượt truy vấn.
Tính năng kiểm tra lỗi vi phạm giao thông trên Kiki Auto |
Được nghiên cứu và phát triển để thực hiện đa tác vụ, ứng dụng Kiki hiện có thể được tích hợp trên nhiều thiết bị và ứng dụng khác nhau như: loa thông minh, ôtô, smart TV và ứng dụng nghe nhạc Zing MP3. Thế mạnh của Kiki là khả năng nhận dạng và phản hồi tiếng Việt tốt nên quá trình sử dụng khá dễ dàng với người dùng.
Hiện nay, các hãng màn hình thông minh đã tích hợp trợ lý giọng nói Kiki lên các sản phẩm của mình. Tiêu biểu có thể kể đến Zestech, Gotech, Bravigo, Safeview, OledPro, Eononpro, Teyes… Khi lắp những chiếc màn hình này, chủ phương tiện sẽ có sẵn Kiki trên xe mà không cần cài đặt.
Đối với các màn hình DVD Android chưa có Kiki, để sử dụng Kiki, người dùng chỉ cần cài đặt với vài thao tác đơn giản như hướng dẫn bên trên.
Đối với ôtô có màn hình chính hãng theo xe, người dùng dễ dàng sử dụng trợ lý giọng nói Kiki trên ứng dụng Zing MP3 qua kết nối Apple CarPlay, Android Auto hoặc Android Box.
Trong khi đó, với các xe không có màn hình, chủ ôtô vẫn có thể trải nghiệm Kiki thông qua Bluetooth. Tuy nhiên, với cách này, người lái chỉ có thể yêu cầu Kiki mở nhạc giải trí.