Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triều Tiên ngụy tạo tập trận chiếm đảo?

Các phương tiện truyền thông phương Tây cáo buộc, Bình Nhưỡng đã làm giả ảnh tập trận đổ bộ chiếm đảo nhằm phô trương sức mạnh với đối phương khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang.

Triều Tiên ngụy tạo tập trận chiếm đảo?

Các phương tiện truyền thông phương Tây cáo buộc, Bình Nhưỡng đã làm giả ảnh tập trận đổ bộ chiếm đảo nhằm phô trương sức mạnh với đối phương khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày càng leo thang.

Bức ảnh tập trận đổ bộ được cơ quan thông tấn chính thức của Triều Tiên công bố hôm 26/3 và khẳng định đây là hình ảnh từ cuộc tập trận chiếm đảo mà quân đội nước này tiến hành một ngày trước đó. Các đơn vị tham gia tập trận mang số hiệu 324, 287 và 597, dưới sự theo dõi trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại một vị trí không được tiết lộ.

 
Quân đội Triều Tiên diễn tập đổ bộ chiếm đảo.

Ảnh chụp cho thấy ít nhất 8 tàu đổ bộ tốc độ cao của Triều Tiên di chuyển vào một bờ biển hoang vắng nhằm tập luyện việc đổ bộ chiếm đảo. Phía Bình Nhưỡng cho biết, tập trận nhằm nâng cao kỹ năng và kỷ luật của quân đội để sẵn sàng chiến đấu và đẩy lùi bất kể cuộc xâm lăng nào nhằm vào lãnh thổ Triều Tiên.

 
Những chiếc tàu đổ bộ bị nghi "nhân bản".

Tuy nhiên, Independent dẫn phân tích cho rằng, các tàu đổ bộ của Triều Tiên được “làm giả” để gia tăng về số lượng, nhằm mục đích răn đe kẻ thù. Viết trên tạp chí Atlantic, chuyên gia phân tích hình ảnh Alan Taylor tin rằng, bức hình mà Cơ quan thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải rộng rãi đã được can thiệp bằng máy tính.

 
Một trong hai chiếc tàu này bị cho là sản phẩm của tác động kỹ thuật số.

Taylor cho biết, một vài tàu đổ bộ trong số 8 tàu xuất hiện trên bức hình là sản phẩm “nhân bản” từ chính những chiếc tàu đổ bộ cùng tham gia tập trận. Chúng được sao chép, thay đổi kích cỡ và chèn vào một vị trí khác để gia tăng số lượng. Chính sự giống nhau đến kỳ lạ của các tàu tham gia tập trận đổ bộ khiến chúng bị soi xét, nghi vấn.

 
Bức ảnh trong tang lễ nhà lãnh đạo Kim Jong-il.

Đây không phải lần đầu tiên truyền thông Triều Tiên bị phương Tây cáo buộc làm giả hình ảnh. Trong bức ảnh tang lễ nhà lãnh đạo Kim Jong-il hồi năm 2011, KCNA đã xóa hình ảnh một nhóm phóng viên đứng quay phim đằng sau đoàn người khóc thương nhà lãnh đạo quá cố. Tuy nhiên, sự việc này hoàn toàn dễ hiểu bởi sự xuất hiện hay biến mất của nhóm phóng viên đằng sau không làm ảnh hưởng tới nội dung bức ảnh.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm