Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

‘Trẻ con không được ăn thịt chó’

“Trẻ con không được ăn thịt chó” là một trong những truyện ngắn nổi bật của nước ta ra đời trước năm 1945.

Nha van Nam Cao anh 1

Câu 1: Ai là Tác giả của truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó”?

  • Nam Cao
  • Nguyễn Công Hoa
  • Vũ Trọng Phụng
  • Nguyễn Huy Tưởng

Trẻ con không được ăn thịt chó là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao (1917-1951). Tác phẩm này được ông viết năm 1942, cốt truyện xoay quanh một gia đình có người bố nghiện rượu, ăn nợ thịt chó khắp nơi. Cuối cùng, không thể thiếu nợ, lão ta đã giết luôn con chó của nhà, mời bạn nhậu về đánh chén, vợ và những đứa con không được miếng nào, chỉ biết nhìn thèm. Thông qua tác phẩm của mình, nhà văn Nam Cao đã phơi bày hoàn cảnh khốn cùng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Ảnh: Hội nhà văn.

Nha van Nam Cao anh 2

Câu 2: Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao lúc đầu có tên là…?

  • Cái lò gạch cũ
  • Đôi lứa xứng đôi
  • Luống cày
  • Chí Phèo và Thị Nở

Theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, Chí Phèo là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm này ban đầu có tên là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách lần đầu năm 1941 bị NXB đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đã đặt lại tên là Chí Phèo. Ảnh: Tạo hình Chí Phèo trên phim.

Nha van Nam Cao anh 3

Câu 3: Nam Cao khẳng định “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay” trong tác phẩm nào?

  • Chí Phèo
  • Lão Hạc
  • Giăng sáng
  • Đời thừa

Đời thừa là truyện ngắn tiêu biểu, được xem như tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám. Thông qua tác phẩm, Nam Cao đã khẳng định: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...". Ảnh: NXB Văn học.

Nha van Nam Cao anh 4

Câu 4: “Cậu Vàng” là chú chó xuất hiện trong truyện ngắn nào?

  • Lão Hạc
  • Giăng sáng
  • Đôi mắt
  • Trẻ con không được ăn thịt chó

“Cậu Vàng” là con chó của Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn Nam Cao viết năm 1943. Tác phẩm kể về hoàn cảnh khổ cực, éo le của Lão Hạc nghèo khổ không nuôi nổi con chó mà lão đặt tên là “cậu Vàng” do người con trai để lại trước khi đi làm đồn điền. Cuối cùng, Lão phải đau khổ bán đi con chó mình yêu quý và kết thúc cuộc đời bằng bã chó. Nội dung tác phẩm đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Ảnh: NXB Văn học.

Nha van Nam Cao anh 5

Câu 5: Nam Cao là tác giả của tiểu thuyết nào?

  • Một đời người
  • Cái bát
  • Ngày lụt
  • Cả 3 đán án trên

Trong cuộc đời cầm bút, nhà văn Nam Cao đã viết các tiểu thuyết: Truyện người hàng xóm, Sống mòn, Cái bát, Ngày lụt, Một cuộc đời, Một cái miếu. Đến nay, tiểu thuyết của ông thất lạc hết, chỉ còn lại tiểu thuyết Sống mònTruyện người hàng xóm. Ảnh: NXB Văn học.

Nha van Nam Cao anh 6

Câu 6. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao?

  • Nghệ thuật vị nghệ thuật
  • Nghệ thuật vị nhân sinh
  • Nghệ thuật ước lệ
  • Cả 3 đáp án trên đều sai

Thông qua các tác phẩm của mình, Nam Cao luôn thể hiện quan niệm nghệ thuật của ông là "Nghệ thuật vị nhân sinh (nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm " nghệ thuật vị nghệ thuật". Ảnh: Báo Thể thao Văn hóa.

Nha van Nam Cao anh 7

Câu 7. Nhà văn Nam Cao sinh ra ở tỉnh nào hiện nay?

  • Nam Định
  • Hà Nam
  • Hải Dương
  • Hưng Yên

Nhà văn Nam Cao sinh làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân (Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh Nam Cao. Ông được đánh giá là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Khi sự nghiệp đang ở độ chín, nhà văn Nam Cao không may hy sinh trong một chuyến công tác vào năm 1951. Ảnh: Bưu chính Việt Nam.

'Ngô gia văn phái' gồm những ai?

"Ngô gia văn phái" là tên gọi của dòng họ chuyên về văn chương của nước ta trong thời phong kiến.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm