Ảnh minh họa. Nguồn: Timur Weber/Pexels. |
Chúng ta được sinh ra với những hình hài khác nhau, cuộc sống và hoàn cảnh hiện tại của chúng ta cũng không giống nhau. Khi đối mặt với cùng một tình huống, quan điểm và cách phản ứng của mỗi người đều rất đa dạng. Khi cùng chung sống và hình thành một mối quan hệ, việc nảy sinh những ý kiến trái chiều hoặc những bất đồng do mong muốn của mỗi người mỗi khác nhau cũng là điều hoàn toàn tự nhiên.
Nhiều trường hợp gặp khó khăn trong việc tìm ra điểm chung do xung đột ý kiến và sự hiểu biết khác nhau, cuối cùng chỉ dừng lại ở việc nhận ra sự khác biệt và không đạt được sự thấu hiểu hoặc mong muốn từ phía đối phương.
Nếu không có dù chỉ một xung đột hay ồn ào nhỏ trong mối quan hệ giữa con người với nhau thì đó chỉ có thể là một mối quan hệ không cân bằng, khi một bên có thái độ quá thụ động nhằm ngăn chặn xung đột ngay từ đầu mà thôi. Hoặc có thể sẽ có những tình huống giao tiếp bị ngó lơ trong những mối quan hệ tuân theo “lời hứa ngầm” để tránh “những cuộc trò chuyện không thoải mái”.
Nhưng vấn đề ở đây không nằm ở chính những xung đột mà là cách chúng ta phản ứng với xung đột đó. Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chúng ta cũng không thể ngăn chặn hay loại bỏ những cảm giác khó chịu dù chỉ là nhỏ nhất.
Giao tiếp lành mạnh mở ra hướng giao tiếp tập trung vào việc hiểu và cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tốt hơn là chỉ trích, điều này dựa trên sự tôn trọng cơ bản dù chúng ta đang trong tình huống xung đột khó kiềm chế. Vì vậy, giao tiếp, trò chuyện không phải là chiến trường, nơi phân chia người thắng kẻ bại, mà đó là lĩnh vực mang đến sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau.
Nhiều người suy tư không biết nên làm thế nào để nói ra những điều muốn nói một cách nhẹ nhàng, ấm áp nhưng dứt khoát, thân thiện nhưng không dễ dãi. Giao tiếp lành mạnh là phương pháp giao tiếp giúp chúng ta có thể nói ra những điều cần phải nói một cách dứt khoát mà không mất đi sự ấm áp và quan tâm, đạt được sự cân bằng tinh tế mà không bị lạc giữa hai chiều hướng xung đột này. Giao tiếp lành mạnh mang đến giải pháp giúp ta bảo vệ lẫn nhau thay vì giao động.
Giao tiếp lành mạnh không phải là phương thức giao tiếp cố ý làm tổn thương đối phương chỉ để bảo vệ chính mình. Đây là phương thức “giao tiếp tích cực”. Ngược lại, đối với một số trường hợp, thái độ bảo vệ người khác nhưng không bảo vệ được chính mình, là thái độ công kích bản thân, một loại hình giao tiếp không lành mạnh. Hay còn gọi là “giao tiếp thụ động”.
Một lưu ý thường bị bỏ qua đó là không chỉ có người khác làm chúng ta giao động mà chính chúng ta cũng có thể khiến bản thân mình giao động. Giống một số người, dù không bị ai làm cho giao động nhưng họ vẫn không thể nói lên những suy nghĩ hay cảm nhận của bản thân. Giao tiếp lành mạnh không những không bị người khác làm giao động mà còn là không bị giao động bởi chính mình.
Nếu vậy, phương thức giao tiếp kết hợp giữa giao tiếp công kích và thụ động thì sẽ ra sao? Có một hình thức phức tạp và tinh vi hơn được gọi là “giao tiếp công kích thụ động”. Một số người coi phương pháp này là “phản công cao thượng”, bề ngoài có vẻ giống như thái độ thụ động, nhưng nó không phải là một giải pháp thay thế lành mạnh theo đúng nghĩa vì mục tiêu cuối cùng chính là công kích.
Bình luận