Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh cãi về chính sách hạn chế phá thai ở Trung Quốc

Dù với lý do đảm bảo sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, chính sách hạn chế phá thai không vì mục đích y tế của chính phủ Trung Quốc vẫn bị nhiều người cho là xâm phạm đời sống riêng tư.

Ngày 27/9, theo loạt hướng dẫn mới giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết sẽ hạn chế việc phá thai vì mục đích "phi y tế" như một phần trong nỗ lực cải thiện sức khỏe phụ nữ, theo South China Morning Post.

Thông báo này nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng, bị nhiều người coi là hạn chế quyền của phụ nữ trong bối cảnh thúc đẩy tăng trưởng dân số để ngăn tình trạng già hóa đất nước.

Đồng thời, chính sách cũng bị chỉ trích như là một hình thức can thiệp mới của chính phủ vào cuộc sống gia đình riêng tư, sau các quy định hà khắc được áp dụng trong thời kỳ chính sách một con.

"Thật buồn cười khi vào lúc không muốn gia tăng dân số, họ nói rằng ít con hơn sẽ khiến bạn hạnh phúc cả đời và khi muốn ngược lại, họ nói phụ nữ nên cân nhắc sức khỏe của mình và tránh phá thai. Trước đây, có những phụ nữ mang thai con thứ bị cưỡng ép phá bỏ, giờ họ lại bắt người khác mang thai sao?", một người dùng Weibo bình luận.

chinh sach han che pha thai o Trung Quoc anh 1

Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện mức sinh khi đối mặt tình trạng già hóa dân số. Ảnh: AP.

Li Ying, luật sư về quyền phụ nữ làm việc tại Bắc Kinh, cho biết trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc thay đổi 180 độ về kế hoạch hóa gia đình, việc phụ nữ lo lắng rằng các nhà chức trách có thể áp đặt các hạn chế đối với việc tiếp cận phá thai là điều dễ hiểu.

“Phản ứng dữ dội của công chúng cho thấy các công dân nữ ngày nay đã nhận thức tốt hơn về quyền của mình. Họ muốn tự đưa ra lựa chọn về việc sinh con, không bị giới hạn bởi luật pháp hoặc quy định, họ có quyền tự do nuôi dạy con cái và cũng có quyền tự do không sinh nở".

Năm 2015, Trung Quốc chính thức chấm dứt chính sách một con và cho phép mỗi cặp vợ chồng có 2 con. Hồi tháng 6, con số được phép đã nâng lên thành 3.

Về kế hoạch mới, được thiết kế cho giai đoạn 2021-2030, không nói chi tiết về cách các cơ quan chức năng sẽ giảm thiểu tình trạng nạo phá thai "phi y tế". Chính sách cũng cam kết bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc tiếp cận các biện pháp kiểm soát sinh sản và "ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn".

Theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đất nước này ghi nhận trung bình 9,7 triệu ca nạo phá thai mỗi năm từ 2014 đến 2018, tăng 51% so với giai đoạn 2009-2013, mặc dù chính sách hai con đã được áp dụng từ năm 2015. Không rõ có bao nhiêu ca nạo phá thai trong số này là vì mục đích y tế.

Cách Mỹ, Ấn Độ nuôi dưỡng, trợ cấp cho trẻ mồ côi vì Covid-19

Ngoài ổn định cuộc sống, những trẻ em mất cha mẹ trong đại dịch được chính phủ Mỹ, Ấn Độ hỗ trợ việc học tập, chăm sóc sức khỏe đến tuổi trưởng thành.

Mai An

Bạn có thể quan tâm