Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trăng tròn lạnh xuất hiện trong đêm Giáng sinh sau 38 năm

Lần đầu tiên từ năm 1977, trăng tròn mới xuất hiện trong dịp Giáng sinh vào đêm 24/12 và sẽ phải đợi tới tận năm 2034 để chiêm ngưỡng cảnh tượng tương tự.

Vào đêm 24 và rạng sáng 25/12, những người yêu thiên văn tận hưởng hai niềm vui - lễ Giáng sinh và trăng tròn. Độ tròn của trăng đạt mức cao nhất vào lúc 23h11 đêm 24/12 giờ GMT (tức 6h11 sáng 25/12 giờ Hà Nội). Giới khoa học gọi trăng tròn trong tháng 12 là Trăng tròn lạnh.

Lần gần đây nhất trăng tròn xuất hiện vào đêm Giáng sinh là năm 1977. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định sự kiện tương tự tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2034.

Trăng tròn trong một ảnh
Trăng tròn trong một ảnh được chụp tại thành phố London, Anh vào đêm 24/12. Ảnh: AP

Chad Myers, một nhà khí tượng của CNN, nói rằng pha mặt trăng lặp lại theo chu kỳ 29,5 ngày, nghĩa là cứ sau 29,5 ngày, trăng sẽ tròn. "Vì thế, nếu tính trung bình, cứ sau 29,5 năm, trăng sẽ tròn vào ngày 25/12", Myers giải thích.

Mặt trời luôn chiếu sáng một nửa bề mặt của mặt trăng (trừ lúc nguyệt thực) và tỷ lệ bán cầu được chiếu sáng khi ta quan sát từ trái đất thay đổi từ 0% (trăng non) tới 100% (trăng tròn).

Pha mặt trăng là sự xuất hiện của phần mặt trăng mà mặt trời chiếu sáng khi con người quan sát từ trái đất. Các pha của mặt trăng thay đổi tuần hoàn khi vệ tinh này xoay quanh trái đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của mặt trăng, địa cầu, mặt trời.

Hiện tượng ‘siêu trăng’ xảy ra đúng đêm Trung thu

Đêm trung thu, một phần châu Á sẽ được chứng kiến hiện tượng thiên văn kỳ thú là siêu mặt trăng trong khi châu Mỹ, châu Phi có thể ngắm nguyệt thực toàn phần (trăng máu).

Linh Phong

Bạn có thể quan tâm