Đồng phục bóng đá trải qua nhiều quá trình phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu của cầu thủ, người hâm mộ, đội bóng và giải đấu.
Đã có thời, trang phục thi đấu bóng đá chỉ mang ý nghĩa khiêm tốn để phân biệt sự khác nhau giữa hai đội.
Giờ đây, trang phục bóng đá trở thành ngành công nghiệp khổng lồ. Các câu lạc bộ lớn như Manchester United đã kiếm được số tiền khổng lồ từ việc bán áo đấu có in tên cầu thủ, theo NSS Sports.
Trang phục thi đấu đã có nhiều thay đổi kể từ thập niên 80. Ảnh: SportsA-Z. |
Thập niên 80: mẫu áo mảnh mai, nguyên thủy
Những năm 80 đại diện cho thời kỳ hoàng kim của bóng đá Italy không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn là chiến thuật. Sự vừa vặn của những chiếc áo đấu được quyết định bởi vóc dáng của mỗi cầu thủ.
Ở thời đại này, kiểu dáng áo cầu thủ mặc được kết hợp từ sự tinh tế của áo polo cổ tim với nét năng động từ quần shorts ngang đùi.
Theo NSS Sports, thiết kế áo polo cổ tim làm nổi bật nét nam tính của các cầu thủ. Mẫu trang phục thi đấu này dần phát triển trong những thập kỷ tiếp theo, có tác động lớn đến việc chọn đồ cho các đội tuyển.
Trang phục thi đấu của đội Juventus năm 1983. Ảnh: Tribuna. |
Thập niên 90: rộng rãi và ấm áp
NSS Sports cho biết 10 năm là đủ để cách mạng hóa mọi thứ. Sự phù hợp của những năm 90 hoàn toàn trái ngược với trang phục thi đấu thập niên 80.
Các cầu thủ có xu hướng mặc áo rộng rãi, kích cỡ lớn hơn một size so với trọng lượng cơ thể. Các thương hiệu cũng thay đổi, đáp ứng nhu cầu của câu lạc bộ và cầu thủ theo xu hướng oversized này.
Những pha giằng co trên sân cỏ của các cầu thủ được chú ý hơn nhờ cách sơ vin áo trong quần. Từ đó, trọng tài dễ dàng nhận thấy các va chạm của hai đội.
Trang phục thi đấu của đội Inter Milan năm 1998. Ảnh: Mercatoday. |
Những năm 2000: trang phục ôm sát
Cuộc cách mạng mà thương hiệu Kappa giới thiệu trong mùa giải 2000 đưa khái niệm mới về sự vừa vặn trong áo đấu. Mô hình này thiết kế các mẫu áo tay lỡ ôm sát cơ thể.
Người đầu tiên mặc nó là cầu thủ của CLB AS Roma - Francesco Totti - người đã diện áo thi đấu mới và chinh phục thành công Scudetto.
Trang phục thi đấu thời này có độ co giãn tốt. Chất liệu vốn rất mỏng nên các đối thủ thậm chí khó nắm chắc được áo của đối phương trên sân. Thương hiệu Kappa đã sản xuất ra được mẫu áo tốt, trở thành vũ khí quan trọng đối với những người chơi nhanh như Francesco Totti và Nakata Hidetoshi.
Thiết kế áo ôm sát hạn chế việc đối thủ thực hiện các hành động không phù hợp. Ảnh: NSS Sports. |
Những năm 2010: kỷ nguyên của sự ngoại lai
Sự vừa vặn của áo thi đấu tiếp tục phát triển và không có xu hướng nhất định. Các thương hiệu cho phép mọi cầu thủ và câu lạc bộ đưa ra lựa chọn theo sở thích, ưu tiên sự thoải mái.
Kappa tiếp tục phát triển những mẫu áo ôm sát, các thương hiệu khác như Nike và adidas chọn con đường thuận theo ý kiến của cầu thủ và đội tuyển. Đó là kỷ nguyên của những cuộc cách mạng công nghệ quan trọng nhất: Nike thử nghiệm và triển khai sản phẩm vừa vặn, trong khi adidas tung ra chiếc áo đấu đầu tiên nặng 100 g.
Công nghệ và thời trang trong bóng đá bắt đầu trở thành những yếu tố phù hợp, những chiếc áo đấu mới có tác dụng thu hẹp khoảng cách về vóc dáng giữa các cầu thủ.
Các thương hiệu ưu tiên sự thoải mái và vừa vặn cho cầu thủ. Ảnh: Reddit. |
Năm 2020: khởi đầu cổ điển mới
Lionel Messi là một trong những người đầu tiên giới thiệu kiểu dáng áo ngoại cỡ trong năm 2020. Các thiết kế "rộng thùng thình" được tìm thấy trên sân cỏ do những cầu thủ có gu thời trang như Héctor Bellerín, Jadon Sancho, Serge Gnabry hay Neymar.
Sự lựa chọn của các cầu thủ là phối nhiều kiểu áo thi đấu với quần shorts ngắn trên đầu gối hoặc áo dài tay không sơ vin. Ngoài ra, màu sắc trang phục cũng trở nên đa dạng hơn, giúp đội thi đấu nổi bật trên sân cỏ.
Màu sắc tông sáng giúp cầu thủ nổi bật hơn trên sân. Ảnh: Citi Sports Online. |