Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến II

Cuộc phản công của Đức quốc xã ở Ardennes kéo dài chỉ 2 tháng nhưng gây tổn thất nặng nề nhất cho quân đội Mỹ trong suốt Thế chiến II với con số thương vong gần 90.000 người.

Trận Ardennes đẫm máu giữa Mỹ và Đức trong Thế chiến II Cuộc phản công Ardennes do Phát xít Đức tiến hành nhằm bao vây và tiêu diệt 4 quân đoàn quân Đồng Minh tại Bỉ. Đây là trận đánh gây thiệt hại lớn nhất cho Mỹ trong Thế chiến II.

Thành công của cuộc đổ bộ lịch sử lên Normandy tháng 6/1944 của phe Đồng minh đã tạo ra bước ngoặt lớn trong Thế chiến II. Cục diện chiến trường trên Mặt trận phía Tây chuyển biến theo chiều hướng bất lợi cho Đức quốc xã.

Theo History.com, sau khi giải phóng Pháp vào tháng 8/1944, phe Đồng minh tiến về phía Đức nhanh hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, điều này lại kéo theo những rắc rối về mặt hậu cần. Binh sĩ mất sức sau thời gian dài chiến đấu liên tục. Việc xuyên thủng phòng tuyến của Đức ở Pháp khiến phần lớn binh sĩ chịu tổn thất nặng về sức khỏe và tinh thần.

Bên cạnh đó, vấn đề hậu cần trở nên cấp bách khi khu vực đổ bộ ở Normandy không có cảng nước sâu. Quá trình tiếp tế bằng tàu đổ bộ xe tăng trực tiếp trên bãi biển không đáp ứng được nhu cầu. Cảng nước sâu Cherbourg, phía bắc bán đảo Cotentin, tuy phe Đồng minh đã chiếm được nhưng Đức quốc xã đánh chìm 2 tàu lớn choán ngay lối vào, cơ sở hạ tầng trên cảng cũng bị phá hủy. Việc đưa cảng trở lại hoạt động phải mất vài tháng.

Tướng Dwight D. Eisenhower, Tư lệnh tối cao phe Đồng minh quyết định đóng quân ở Ardennes, một khu vực rừng núi rậm rạp nằm giữa Bỉ và Luxemburg, hạn chế các hoạt động tiến quân cho đến khi vấn đề hậu cần được khắc phục.

Kế hoạch táo bạo của Đức

Mặc dù kế hoạch tiến quân của phe Đồng minh bị chậm lại do khó khăn về hậu cần, 96 sư đoàn phe Đồng minh vẫn ở phía trước, với ước tính có thêm 10 sư đoàn bổ sung từ Anh. Adolf Hitler nhận thấy rằng nếu không có một cuộc phản công mang tính quyết định, Đức quốc xã khó mà chống đỡ được trước sức mạnh của phe Đồng minh.

Trên Mặt trận phía Đông, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phần lớn sức mạnh Tập đoàn quân Trung tâm. Cuộc phản công nhanh chóng của Hồng quân chỉ dừng lại khi họ vượt quá xa so với tuyến hậu cần. Giữa năm 1944, Hồng quân dừng tiến công để chuẩn bị cho đợt tấn công mùa đông.

Tran danh dam mau nhat cua My anh 1
Binh lính Đức quốc xã tiến qua khu vực mà quân đội Mỹ bỏ lại trang bị vũ khí. Ảnh: Quân đội Mỹ.

Sự khó khăn của phe Đồng minh trong vấn đề hậu cần, cùng với việc Hồng quân ngưng tấn công là một thời điểm thích hợp để tổ chức cuộc phản công như vậy. Kế hoạch mà Hitler đưa ra đầy tham vọng và gây ngạc nhiên cho các tướng lĩnh.

Hitler dự định huy động 18 sư đoàn bộ binh, 12 sư đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn dù và 6 sư đoàn hỏa lực từ lực lượng dự trữ chiến lược. Mục tiêu của cuộc phản công là xuyên qua khu vực Ardennes, chia cắt lực lượng Đồng minh, đánh chiếm Antwerp, Bỉ, cắt nguồn cung của 4 quân đoàn đang đồn trú tại đây, từ đó bao vây và tiêu diệt họ.

Đức quốc xã sẽ áp dụng chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” bằng bộ binh cơ giới, chiến thuật đã giúp họ đánh bại phần lớn châu Âu những năm đầu Thế chiến II. Tuy nhiên, các tướng lĩnh cấp cao của Đức nhận thấy kế hoạch của Hitler quá tham vọng. Sau thất bại ở Normandy và trên Mặt trận phía Đông, Đức quốc xã không đủ nguồn lực cho kế hoạch lớn như vậy.

Bên cạnh đó, các tướng lĩnh nhận thấy kế hoạch của Hitler chỉ mang tính phòng ngự thuần túy, chỉ trì hoãn chứ không tránh khỏi thất bại. Một số tướng lĩnh đã đề xuất kế hoạch ít tham vọng hơn nhưng Hitler cố chấp không đồng ý.

Cuộc phản công đầy tham vọng được Hitler đặt tên là Chiến dịch Rhein, phe Đồng minh gọi là Cuộc phản công Ardennes, thường được gọi là Trận Bulge.

Trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ

Kế hoạch của Đức được bảo mật thông tin rất tốt nên phe Đồng minh hầu như không nắm được thông tin gì về cuộc phản công quy mô lớn sắp xảy ra của Đức quốc xã. Phe Đồng minh tin rằng các hoạt động của quân đội Đức dọc biên giới Bỉ là để gia cố khả năng phòng ngự.

Sáng sớm ngày 16/12/1944, khoảng 300.000 quân Đức cùng hàng nghìn xe tăng bất ngờ mở cuộc phản công quy mô lớn xuyên qua rừng Ardennes. Cuộc phản công mở màn bằng loạt đạn từ 1.600 khẩu pháo bắn liên tục trong 90 phút, trải dài trên 209 km.

Tran danh dam mau nhat cua My anh 2
2 máy bay của phe Đồng minh bị phá hủy trong đợt không kích của Đức quốc xã. Ảnh: USAF.

Quân đội Mỹ mỏng về lực lượng, ít kinh nghiệm chiến đấu nên chịu tổn thất nặng. Sư đoàn 106 của Mỹ thiếu kinh nghiệm chiến đấu gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Đến ngày 22/12, quân đội Đức quốc xã đã tiến đến khu trung tâm Ardennes, bao vây thị trấn Bastogne.

Từ ngày 23/12, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho phép phe Đồng minh phản công vào các vị trí hậu cần của Đức ở tuyến sau bằng máy bay P-47 Thunderbolt. Đến ngày 24/12, sức tiến công của quân Đức bị chậm lại do thiếu nguồn cung đạn dược và nhiên liệu.

Tối cùng ngày, tướng Hasso von Manteuffel, phụ tá quân sự của Hitler đề nghị rút quân để bảo toàn lực lượng nhưng ông trùm phát xít không đồng ý. Hitler ra lệnh mở một cuộc phản công khác nhằm chiếm bằng được khu trung tâm Ardennes.

Tập đoàn Quân G và Tập đoàn Quân Rhine phát động chiến dịch mang tên North Wind, Không quân Đức quốc xã phát động chiến dịch Bodenplatte. Trong đó, chiến dịch Bodenplatte tập trung vào đánh phá các sân bay của phe Đồng minh bằng không quân.

Hitler đặt mục tiêu rất lớn cho chiến dịch North Wind phải chọc thủng phòng tuyến của Tập đoàn Quân 7 của Mỹ và Quân đoàn 1 của Pháp ở Alsace và Lorraine, đông bắc nước Pháp. Cuộc tấn công ban đầu của Đức trải dài 100 km trên phòng tuyến của Tập đoàn Quân 7 ở đông nam Ardennes bắt đầu từ ngày 31/12/1944.

Trận đánh ở khu vực này diễn ra vô cùng khốc liệt và đẫm máu. Tâp đoàn Quân 7 của Mỹ hầu như không chống đỡ được sức mạnh tiến công của quân đội Đức quốc xã. Quân đoàn VI, thuộc Tập đoàn Quân 7 là đơn vị chạm trán trực tiếp với quân đội Đức nên hứng chịu tổn thất nặng nề.

Theo Trung tâm Lịch sử Quân sự Mỹ, trong chiến dịch North Wind, Quân đoàn VI tổn thất tới 14.716 người. Tướng Eisenhower lo sợ Tâp đoàn Quân 7 sẽ bị sụp đổ nên ra lệnh rút lui về phía nam sông Moder. Mặc dù chịu tổn thất nặng nề, song tinh thần chiến đấu quả cảm của quân đội Mỹ đã chặn bước tiến của quân đội Đức quốc xã.

Tran danh dam mau nhat cua My anh 3
Đường màu cam mô tả đợt tấn công của Đức xuyên qua phòng tuyến của Tập đoàn Quân 7. Đồ họa: Wikipedia.

Đức quốc xã cũng phải chịu đựng tổn thất nặng nên chiến dịch North Wind buộc phải dừng lại vào ngày 25/1/1945. Điều đó cũng đặt dấu chấm hết cho cuộc phản công Ardennes. Cuộc phản công trong thế tuyệt vọng của Hitler chẳng những không lật ngược được thế cờ mà còn kéo theo sự phá sản của quân đội.

Ước tính con số thương vong cho 2 bên trong cuộc phản công Ardennes rất khác nhau. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội nước này phải chịu đựng 89.500 thương vong, trong đó 19.000 binh sĩ thiệt mạng, 47.500 người bị thương và 23.000 trường hợp mất tích.

Báo cáo của Bộ Lục quân Mỹ liệt kê 105.102 thương vong, trong đó 19.246 binh sĩ thiệt mạng, 62.489 người bị thương và 26.612 trường hợp bị bắt hoặc mất tích. Cuộc phản công Ardennes là trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ trong Thế chiến II.

Theo Bộ Tư lệnh Vũ trang Đức, thương vong của quân đội Đức quốc xã khoảng 81.834 người. Trung tâm Lịch sử Quân sự Mỹ ước tính thương vong của quân đội Mỹ khoảng 75.000 người, phía Đức quốc xã khoảng 100.000 người.

Các nhà sử học nhận định, thời tiết mùa đông khắc nghiệt ở khu vực rừng Ardennes cũng là một yếu tố góp phần làm cho con số thương vong đặc biệt cao. Rất nhiều binh sĩ hai bên bị cảm lạnh nên không thể di chuyển từ đó bị thiệt mạng trong các đợt pháo kích, hay ném bom.

Cuộc phản công Stalingrad báo hiệu ngày tàn của Đức quốc xã

Chiến thắng quyết định của Liên Xô trong trận Stalingrad năm 1943 mở đầu cho cuộc phản công quy mô lớn trên mặt trận phía Đông tạo gọng kìm đánh bại Đức quốc xã 2 năm sau đó.

Ong Bill Clinton nhap vien hinh anh

Ông Bill Clinton nhập viện

0

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nhập viện tại Washington để xét nghiệm và theo dõi vào chiều 23/12 sau khi bị sốt, một trợ lý của ông cho biết trên mạng xã hội.

Trung Hiếu

Theo History

Bạn có thể quan tâm