Trạm nằm ở vị trí cao nhất của đảo, cách 230 m so với mực nước biển, cột phát sóng cao tới 72 m với khung thép đã nặng tới 60 tấn được gọi đùa là “nóc nhà” của hòn đảo cực Tây Nam.
|
Cuối năm 2014, Viettel đưa vào hoạt động trạm phát sóng 3G biển đảo tại Thổ Chu. Đây là trạm phát đặc biệt, có công suất cực lớn với vùng phủ có bán kính lên tới 100 km. Riêng khối lượng của khung thép cột phát sóng đã nặng tới 60 tấn. Khi xây dựng, chỉ tính thời gian đục đá tảng sâu 2,7 m để đúc bê tông làm móng trạm này đã mất thời gian tới 6 tháng. |
|
Chỉ riêng đầu tư cho thiết bị, Viettel đã phải bỏ ra tới 12 tỷ đồng, chưa tính tới rất nhiều chi phí phải bỏ ra trong hơn 2 năm xây dựng. OKG425 là mã của trạm phát sóng 3G biển đảo đặc biệt này. |
|
Việc vận hành trạm ở Thổ Chu cũng khác. Điện chỉ được cung cấp 15 giờ trong ngày nên 9 tiếng còn lại, Viettel phải vận hành bằng máy nổ và ắc quy.
|
|
Hệ thống ắc quy dự phòng bên trong trạm thu phát sóng đặc biệt. |
|
Ở điều kiện biển đảo, trạm thu phát sóng này cần được chăm sóc và ứng cứu thường xuyên nên Viettel đã cử một chuyên viên kỹ thuật cắm chốt tại Thổ Chu để đảm bảo cho việc vận hành thông suốt 24/24h. Nhân viên kỹ thuật Hồ Sỹ Phong - chuyên viên kỹ thuật của Viettel tại Thổ Chu đang lên trạm để kiểm tra định kỳ. |
|
Đoàn khách đến tham quan trạm phát sóng đặc biệt này khá ngạc nhiên vì không hiểu bằng cách nào Viettel lại có thể đưa khối thiết bị hàng chục tấn lên đây để lắp đặt trong khi xe ôtô nhỏ còn không thể leo lên được.
|
|
Một số đoạn, khách lên thăm chỉ có thể đi xe máy chứ ôtô sẽ không lên được. |
|
Và để đến được trạm thì có một đoạn dài phải đi bộ. |
|
Ở vị trí cao nhất của đảo tiền tiêu, trạm phát sóng 3G của Viettel được gọi đùa là “nóc nhà của Thổ Chu”. Nhờ có trạm 3G mới, người dân trên đảo đã tiếp cận với thông tin dễ dàng hơn nhờ truy cập Internet qua smartphone và máy tính. |
Viettel