Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trái Đất vừa trải qua bốn năm nóng nhất trong lịch sử

Theo Liên Hợp Quốc, năm 2018 là năm thứ tư liên tiếp ghi nhận mức nhiệt kỷ lục, với nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là năm 2016. Đây là biểu hiện rõ ràng của biến đổi khí hậu.

AFP dẫn báo cáo của Liên Hợp Quốc hôm 6/2 cho biết bốn năm qua là giai đoạn nhiệt độ Trái Đất nóng nhất trong lịch sử từng ghi nhận được. Đây cũng là "dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu trong thời gian dài đang tiếp diễn".

Vào tháng 11/2018, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO) cho biết năm vừa qua là năm có nhiệt độ cao thứ tư trong lịch sử, qua đó nhấn mạnh nhu cầu cấp bách cần phải ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. 

Hôm 6/2, tổ chức này tổng hợp báo cáo nhiệt độ trong những tuần cuối cùng của năm 2018 và đi đến kết luận rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2018 cao hơn 1 độ C so với mức nhiệt thời kỳ tiền công nghiệp. 

nhiet do cao ky luc vi bien doi khi hau anh 1
Australia vừa trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong lịch sử. Ảnh: AFP.

Năm 2016, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, vẫn là năm có nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận. Hai mươi năm có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử đều nằm trong giai đoạn 22 năm gần đây. 

"Xu hướng nhiệt độ cao kéo dài đáng chú ý hơn nhiều so với xếp hạng của từng năm riêng lẻ, và xu hướng này ngày một tăng lên. Mức độ nóng lên trong bốn năm qua rất bất thường, cả trên đất liền và đại dương. Nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cũng là hậu quả của biến đổi khí hậu. Đây là thực tế chúng ta cần phải đối mặt", Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc Petteri Taalas nói với AFP.

Cơ quan này cũng cho biết tình trạng đang tiếp diễn trong năm 2019, với minh chứng là Australia vừa trải qua tháng đầu năm nóng nhất trong lịch sử. Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo sóng nhiệt dữ dội "đang xuất hiện thường xuyên hơn do hậu quả của biến đổi khí hậu".

Brian Hoskins, chủ tịch Viện nghiên cứu Grantham tại Đại học Hoàng gia London, cho biết "việc không hành động kiên quyết đối phó với biến đổi khí hậu khiến chúng ta giống như người leo núi đang leo lên đỉnh núi, biết rằng sẽ không có đủ oxy ở một độ cao nào đó, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục".

Nắng nóng kinh hoàng tại Australia Người dân tại nhiều bang của Australia đang trải qua mùa hè nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ ở một số khu vực lên tới trên 40 độ C.

Sông băng ở Himalaya tan hết vào năm 2100 vì biến đổi khí hậu

Với tình hình như hiện tại, toàn bộ sông băng trên dãy Himalaya có thể tan hết vào năm 2100, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực phẩm và nguồn nước, gây nên sự di cư ồ ạt ở khu vực.

Nắng nóng kỷ lục 50 độ C, cá chết trắng mặt sông ở Australia

Australia đang trải qua những tháng nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ cao nhất đạt ngưỡng 50 độ C, hiện tượng giới khoa học đánh giá là hệ quả của biến đổi khí hậu.


Hương Ly

Bạn có thể quan tâm