Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trái Đất sẽ có thêm một Mặt Trăng mới

Vật thể này có kích thước 1,5-3,5 mét, đã tồn tại trong quỹ đạo Trái Đất được 3 năm. Đây có thể là Mặt Trăng thứ hai của Trái Đất.

Theo CNET, các nhà thiên văn học của Catalina Sky Survey (CSS), một dự án khảo sát bầu trời do NASA tài trợ cho biết họ vừa phát hiện một tiểu hành tinh bị hút vào quỹ đạo Trái Đất.

"Trái Đất có một vật thể tạm thời bị giữ lại trong quỹ đạo. Mặt Trăng nhỏ này có thể được gọi với tên 2020 CD3. Nó được phát hiện ngày 15/2", Kacper Wierzchos, một nhà thiên văn thuộc CSS tweet ngày 25/2.

mat trang thu hai anh 1

Trái Đất có khả năng hút các vật thể vào quỹ đạo của nó. Ảnh: Getty.

Theo tính toán của Wierchos, vệ tinh tự nhiên này có đường kính 1,9-3,5 mét. Do đó, bạn không thể nhìn thấy nó từ Trái Đất bằng mắt thường.

Minor Planet Center, nơi chuyên nghiên cứu các tiểu hành tinh xác nhận vật thể này đang rất gần Trái Đất. Đồng thời, nó dường như đã đi vào quỹ đạo Trái Đất từ 3 năm trước và tồn tại đến nay mà không xảy ra va chạm.

Đây cũng là tiểu hành tinh thứ hai bị phát hiện gia nhập quỹ đạo Trái Đất. Lần gần nhất các nhà khoa học ghi nhận việc này là vào năm 2006 bởi nhà thiên văn Corey S. Powell .

Hiện CSS từ chối bình luận về thông tin này.

Mỗi năm, Trái Đất đón rất nhiều vật thể đi vào trong quỹ đạo. Tuy vậy, việc nó tồn tại trong quỹ đạo 3 năm và không va chạm là điều ít thấy. Nằm trong quỹ đạo nhưng không va chạm chính là yếu tố cần có để tạo ra một vệ tinh.

Phát hiện những viên đá lạ ở phần tối của Mặt Trăng

Các mẫu đá giống như được kết dính lại từ nhiều mảnh vỡ không đồng nhất, có khả năng nó được hình thành từ một vụ va chạm thiên thạch hoặc từ vỏ Mặt Trăng nguyên thủy.

Trọng Hưng

Theo CNET

Bạn có thể quan tâm