TQ phát triển tàu sân bay muộn vì tranh cãi nội bộ?
Chương Minh, nguyên Chuẩn Đô đốc của quân đội Trung Quốc mới đây tiết lộ với tờ Huantsyu Shibao một bí mật chưa từng công bố về thương vụ mua tàu sân bay Varyag từ Ukraine của Trung Quốc cách đây 20 năm.
Theo đó, việc mua lại tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành từ Ukraine là một phần trong kế hoạch bán hàng quân sự nước ngoài đã được Liên Xô phê duyệt trước khi khối Xô Viết sụp đổ. Thế nhưng phải 20 năm sau, Trung Quốc mới biên chế được tàu sân bay này trong hải quân. Lý do của việc chậm trễ một phần từ sự sụp đổ của Liên Xô và quan trọng hơn cả là chính vì sự bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc đã có cơ hội để sở hữu tàu sân bay Varyag và tiêm kích trên hạm Su-33 từ khá sớm. Tuy nhiên, những bất đồng nội bộ đã khiến họ đánh mất cơ hội tốt này. |
Ông Chương Minh cho biết, công tác nghiên cứu phát triển tàu sân bay đã được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt trong những năm 1970.
Trong quá trình Liên Xô đang đóng tàu sân bay Varyag, một phái đoàn quân sự cấp cao Hải quân Trung Quốc đã đến thăm nhà máy đóng tàu và tiến hành thảo luận về việc mua Su-27K (Su-33) và một tàu sân bay. Vào thời điểm đó, Liên Xô không mặn mà với việc hoàn thành tàu sân bay Varyag và có ý muốn thanh lý dự án này.
Phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc tham quan nguyên mẫu T-10K của tiêm kích trên hạm Su-33. |
Năm 1992, ông Chương Minh lúc đó còn đương chức cùng với ông Lương Hồ, người phụ trách công tác mua sắm vũ khí thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, đã đến thăm Nga để đàm phán về việc mua tiêm kích Su-27 và sau đó đã đến tham quan tiêm kích trên hạm Su-27K.
Ông chia sẻ: “Tôi và Phó tổng tham mưu trưởng Không quân Lê Dương đã kiểm tra rất kỹ tiêm kích Su-27K (Su-33). Ngay sau khi kiểm tra, chúng tôi nhận thấy Su-33 thực sự cần thiết cho tàu sân bay sẽ biên chế cho Hải quân Trung Quốc”.
Chương trình tàu sân bay Trung Quốc bị chậm chân đến 20 năm. |
Các tính năng kỹ thuật của Su-27 và Su-33 đã “hút hồn” phái đoàn quân sự Trung Quốc, họ nhận được chỉ thị phải hoàn thành thương vụ này bằng mọi giá.
Thế nhưng, theo lời kể của ông Chương Minh, trong cuộc trò chuyện với người đứng đầu phái đoàn quân sự Trung Quốc Lương Hồ, đại diện hải quân đã "cầu xin trong nước mắt" về thương vụ Su-27K. Theo đó, hải quân muốn không quân sẽ mua vài chục chiếc Su-27 trong đó có vài chiếc Su-33.
Tuy nhiên, người đứng đầu phái đoàn đàm phán cho rằng, tính năng của Su-27 và Su-33 không khác nhau là mấy nhưng chi phí lại đắt hơn do đó, Su-33 sẽ không được bàn tới trong thương vụ giữa Trung Quốc và Nga.
Ông Minh không tiết lộ danh tính những người đã "phá thương vụ Su-33" nhưng ông cho biết, vào năm 1992, Trung Quốc đã có cơ hội lớn để mua một tàu sân bay kiểu như Varyag và tiêm kích Su-33, sự không thống nhất nhu cầu mua sắm vũ khí giữa không quân và hải quân đã khiến Trung Quốc mất đi cơ hội lớn.
Mãi đến năm 2002, tàu sân bay Varyag mới về đến Trung Quốc, đến năm 2005 con tàu này mới bắt đầu được hoán cải thành tàu sân bay Liêu Ninh. Điều đó đã khiến Trung Quốc chậm chân trong cuộc đua sở hữu tàu sân bay.
quốc việt
Theo Infonet