Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM tiết kiệm được bao nhiều tiền năm 2019?

Hàng chục nhà, khu đất công được thu hồi và bán đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất thu về cho ngân sách TP hơn 21.000 tỷ đồng.

TP.HCM vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND thành phố và các đơn vị liên quan về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019.

Theo đó, trong quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành năm 2019, TP đã phê duyệt thẩm tra quyết toán 192 hồ sơ dự án, với giá trị đầu tư đề nghị quyết toán là hơn 4.785 tỷ đồng.

tiet kiem chong lang phi anh 1

Kiểm toán Nhà nước từng kết luận có một số địa phương sử dụng xe công vượt tiêu chuẩn, định mức. Ảnh minh họa: T. Quang.

Sau quyết toán, giá trị được duyệt là trên 4.729 tỷ đồng. Như vậy ngân sách tiết kiệm được hơn 56 tỷ, tương đương 13,4% tổng mức đầu tư, đạt 134% chỉ tiêu tiết kiệm đề ra.

Trong chi ngân sách địa phương, TP.HCM đã tiết kiệm được trên 587 tỷ đồng chi phí quản lý hành chính, giảm 30% so với cùng kỳ. Ngoài ra, bằng cách khoán chi để mỗi đơn vị tự chủ trong chi phí quản lý, thành phố đã tiết kiệm hơn 1.279 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ.

Đối với việc quản lý tài sản công, UBND thành phố và Bộ Tài chính đã thông qua phương án sắp xếp lại 12.874 địa chỉ nhà đất.

Đặc biệt, TP đã thu hồi 345 nhà, đất với tổng diện tích hơn 1,3 triệu m2. Trong đó, 94 địa chỉ nhà, đất được chuyển làm công viên cây xanh, bệnh viện, trường học công trình phúc lợi công cộng... Ngoài 166 địa chỉ làm trụ sở làm việc cho cơ quan Nhà nước, 70 địa chỉ được bán đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giúp nộp ngân sách thêm hơn 21.689 tỷ đồng.

Trong tiết giảm chi phí quản lý tại 47 tổng công ty, doanh nghiệp có vốn và tài sản Nhà nước cùng 2 quỹ địa phương, thành phố cũng tiết kiệm được hơn 154,8 tỷ đồng, đạt 104,65% kế hoạch.

Báo cáo của UBND TP.HCM cũng nhìn nhận dù đã bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn tồn tại những dự án chậm triển khai; có dự án thi công không đảm bảo chất lượng gây lãng phí.

Một số công trình, dự án đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất hồ sơ thanh toán, gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Trong quản lý tài sản, tình trạng mặt bằng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước bị bỏ trống, sử dụng sai mục đích vẫn còn tồn tại. Một số trường hợp thu hồi tài sản công gặp khó khăn, mất nhiều thời gian do các cá nhân, tổ chức có tranh chấp hoặc chiếm dụng.

TP.HCM hoàn thiện đề án chuyển một số huyện thành quận trong năm 2020

UBND TP.HCM đề nghị Sở Nội vụ sớm hoàn thiện đề án chuyển một số huyện thành quận và lý giải được tính khả thi của việc thành lập thành phố phía đông.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm