Trao đổi với Zing chiều 15/10, một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết cơ quan này đang xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi trên địa bàn thành phố sau văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.
"Sở Y tế TP.HCM đang xây dựng tờ trình về kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em trong độ tuổi 12-17. Kế hoạch được trình UBND TP.HCM duyệt trước khi tiêm chủng đại trà và cuối tháng 10", vị lãnh đạo này nói.
Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tính tới ngày 30/6, TP.HCM có 7.208.800 người từ 18 tuổi trở lên. Số trẻ từ độ tuổi 12-17 là 688.375. Theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số liệu này chưa sát với thực tế.
Nhiều trẻ nhỏ được gia đình đưa đến các điểm vui chơi trong thành phố sau ngày TP.HCM mở cửa. Ảnh: Duy Hiệu. |
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hôm 16/9 yêu cầu địa phương thống kê dân số thực tế. Sau thời điểm thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhiều trường hợp đã mắc Covid-19 hoặc rời TP.HCM về quê. Như vậy, theo theo số liệu biến động dân cư, số lượng trẻ em trong độ tuổi 12-17 ở TP.HCM là khoảng 700.000.
Ngày 14/10, Bộ Y tế có văn bản số 8688 về việc tiêm phòng vaccine Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi. Cơ quan này đề nghị tiêm chủng theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Loại vaccine sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Mỗi trẻ sẽ được tiêm 2 liều cùng loại. Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương có thể xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Trước đó, tại buổi họp báo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM sáng 30/9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nhấn mạnh trong thời gian thành phố chưa tiêm vaccine cho trẻ dưới 17 tuổi, nếu không có việc thực sự cần thiết, các em không nên ra đường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn vì trẻ em là tài sản của quốc gia.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng cung cấp thông tin thành phố sẽ thực hiện việc tiêm vaccine cho trẻ em sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vaccine phù hợp.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.