Thông tin này được TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành y tế thành phố, diễn ra vào chiều 30/10.
Theo ông Châu, về chuyên môn, việc tiêm bổ sung mũi 3 cho nhóm trường hợp này là hợp lý. Sở Y tế TP.HCM đang đề xuất và xin ý kiến UBND TP.HCM, Bộ Y tế để triển khai.
Trong hai tháng cuối năm, TP.HCM có kế hoạch tiêm nhắc lại mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ triển khai tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho người trên 18 tuổi. Riêng cuối tháng 11, TP.HCM tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ 12-17 tuổi.Đại diện Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết trong năm 2022, kế hoạch của thành phố là tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Ngoài ra, người đủ thời gian theo quy định của Bộ Y tế cũng có thể tiêm mũi 3, mũi 4.
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, tính đến ngày 29/10, thành phố đã tiêm chủng cho 86.324 trẻ em, trong đó, 79.788 trẻ trong độ tuổi 16-17, 6.536 trẻ 12-15 tuổi. Sau tiêm, các em được theo dõi sức khỏe 30 phút tại chỗ.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cũng khuyến cáo ngoài việc theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm, phụ huynh cần theo dõi các cháu trong vòng 28 ngày, đặc biệt là trong 7 ngày đầu - nhất là 3 ngày đầu tiên sau tiêm phải quan sát, theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ, khi có bất kỳ biểu hiện nào cần được phát hiện ngay...
Thống kê từ Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM cho thấy tính đến ngày 30/10, thành phố đã tiêm được 11.631.415 mũi. Ngoại trừ quận 10 có tỷ lệ tiêm mũi 1 là 97%, tất cả khu vực còn lại của thành phố đã hoàn thành 100% mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Tổng cộng 99,48% dân số từ 18 tuổi trở lên của thành phố đã được tiêm vaccine Covid-19 mũi 1. Tỷ lệ người được tiêm đủ hai mũi là 78,93%; trong đó, nhóm trên 65 tuổi là: 90,15%; trên 50 là 84,16%.
Ngày 8/3, TP.HCM là một trong 12 địa phương đầu tiên triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19. Nhóm được ưu tiên tiêm chủng là lực lượng tuyến đầu chống dịch, gồm nhân viên y tế đang điều trị ca mắc Covid-19, thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên, cán bộ lấy mẫu xét nghiệm, quân đội, công an.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.