Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM có sinh hoạt phí thấp nhất châu Á

Kết quả một cuộc khảo sát toàn cầu về chi phí sinh hoạt tại các thành phố được công bố ngày 6/6 cho thấy, TP.HCM là một trong 10 thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất châu Á.

TP.HCM có sinh hoạt phí thấp nhất châu Á

Kết quả một cuộc khảo sát toàn cầu về chi phí sinh hoạt tại các thành phố được công bố ngày 6/6 cho thấy, TP.HCM là một trong 10 thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất châu Á.

Đây là cuộc khảo sát thường niên do ECA International, một hãng tư vấn quốc tế về điều chuyển nhân sự toàn cầu thực hiện 2 lần/năm, dựa trên dữ liệu được thu thập vào tháng 3 và tháng 9. Kết quả khảo sát thường được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng để tính toán khi điều động nhận sự khắp thế giới.

Theo kết quả vừa được công bố, trong số 52 thành phố châu Á, TP.HCM đứng ở thứ 43 ở mức đắt đỏ, giảm 8 bậc so với năm ngoái (từ hạng 227 thế giới xuống 235), cho thấy chi phí sinh hoạt đối với các chuyên gia nước ngoài tại đây giảm khá mạnh. Trong khi đó tình hình tại Hà Nội có vẻ ngược lại khi chi phí sinh hoạt tăng 7 bậc (từ hạng 226 thế giới, lên 217) và xếp hàng 39 châu Á về mức độ đắt đỏ.

Chi phí sinh hoạt tại TP HCM giảm 8 bậc so với năm ngoái.

Hai vị trí thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất châu Á lần lượt thuộc về Karachi và Islamabad đều của Pakistan. Ở phía bên kia bảng xếp hạng, các thành phố của Nhật tiếp tục là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhát châu Á khi chiếm giữ 4 trong số 5 vị trí đầu bảng. Trong đó Tokyo tiếp tục giữ vị trí số 1 châu Á, dù đã đánh mất vị trí đắt đỏ nhất thế giới lần đầu sau 3 năm.

“Tokyo luôn là một nơi đắt đỏ trên thế giới khi các công ty tính chuyện cử nhân viên tới đây. Và mặc dù tụt 5 bậc so với năm ngoái, tình hình vẫn không mấy khác”, Lee Quane, giám đốc ECA khu vực châu Á nhận xét. “Việc đồng yên giảm giá đáng kể so với các ngoại tệ mạnh những tháng gần đây là lí do chính đằng sau sự sụt giảm này. Điều đó có nghĩa là chi phí để các công ty duy trì sức mua cho nhân viên của mình tại đây đã giảm xuống. Nhưng cũng cần nhớ rằng đây vẫn là nơi đắt đỏ thứ 6 thế giới và đắt nhất châu Á”, ông Quane nói.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng nằm trong top 5 châu Á, sau khi “nhảy” từ vị trí thứ 7 hồi năm ngoái lên vị trí thứ 3. Ngoài việc giá hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh hơn năm ngoái, việc đồng won lên giá so với các ngoại tệ mạnh cũng là yếu tố khiến chi phí sinh hoạt của các chuyên gia nước ngoài tại đây tăng cao.

Trên phương diện toàn cầu, vị trí thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm nay thuộc về Oslo của Na-uy, kế đến là thủ đô Luanda của Angola và Stavanger cũng của Na-uy. Thủ đô Mátxcơva của Nga có sự tăng giá mạnh nhất trong Top 10 khi “nhảy” từ vị trí 13 lên hạng 5. Một số thành phố lớn trên thế giới thường có nhiều chuyên gia nước ngoài sinh sống khác như Bắc Kinh (hạng 24 thế giới), Sydney (17), Singapore (36), Hong Kong (38) đều có mức sinh hoạt phí rẻ hơn năm ngoái.

Để đưa ra thứ hạng trên, ECA đã thu thập các dữ liệu tại hơn 400 thành phố khắp thế giới theo 3 nhóm, gồm thực phẩm (rau xanh, trái cây, thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, tạp phẩm), hàng hóa cơ bản (đồ uống, thuốc lá, các dịch vụ và hàng hóa khác), chi phí chung (quần áo, thiết bị điện, ăn uống ngoài gia đình, đi lại). Tuy nhiên khảo sát này không bao gồm chi phí thuê nhà, mua xe hay các tiện ích khác… do các khoản này thường được các công ty chi trả cho nhân viên theo một gói phúc lợi riêng.

Theo Dân Trí

 

Theo Dân Trí

Bạn có thể quan tâm