Sau mỗi kỳ Euro, giá chuyển nhượng của nhiều ngôi sao thường tăng vọt. Điển hình có Paul Pogba (120 triệu euro), Antoine Griezmann hay Dimitri Payet, được hét giá 100 triệu euro.
|
Nhưng không phải lúc nào màn trình diễn tại một giải đấu lớn cũng phản ánh thực chất tài năng của họ. Nhiều câu lạc bộ đã ôm hận vì mua phải những món hàng hớ sau Euro.
|
|
Paul Pogba được đẩy giá lên tới 100 triệu euro. Thế nhưng trả chừng ấy tiền cho cầu thủ này là điều điên rồ. Nhiều CLB nên nhìn lại bài học từ quá khứ, với Savo Milosevic, Sergio Conceicao, Andrey Arshavin... |
|
1. Savo Milošević (Euro 2000, sang Parma, 25 triệu euro): Chơi ấn tượng trong màu áo Real Zaragoza sau hai mùa giải đầu tiên, nhưng phải đến Euro 2000, tiền đạo của đội tuyển Nam Tư (khi đó) mới rực sáng. Anh giành danh hiệu Vua phá lưới giải đấu cùng Patrick Kluivert với 5 bàn thắng.
|
|
Parma mất tới 25 triệu euro để có được ngôi sao của Euro 2000, phí chuyển nhượng rất lớn vào thời điểm đó. Nhưng họ nhanh chóng thất bại. Milošević chỉ ghi được đúng 1 bàn trong suốt giai đoạn đầu của mùa giải, và bị đẩy đi vào mùa Đông năm 2002.
|
|
2. Sergio Conceicao (Euro 2000, sang Parma, 17 triệu euro): Kỳ chuyển nhượng sau Euro 2000 đúng là kỳ chuyển nhượng tệ hại trong lịch sử Parma. Ngoài Milosevic, Parma còn đưa về tiền đạo chủ lực của Bồ Đào Nha ở giải đấu đó, Sergio Conceicao.
|
|
Anh ghi tới 3 bàn cho Bồ Đào Nha (chỉ kém Nuno Gomes 1 bàn) và có màn trình diễn ấn tượng. Nhưng anh chỉ ghi được vỏn vẹn 5 bàn thắng cho câu lạc bộ mới và bán xới sau 1 mùa, còn sớm hơn cả Milošević.
|
|
3. Andrey Arshavin (Euro 2008, sang Arsenal, 20 triệu euro): Phải mất tới 6 tháng sau Euro, Arsenal mới có được chữ ký đắt đỏ so với thói quen chi tiêu của mình. Ấy là kỳ chuyển nhượng mùa Đông năm 2009, khi câu lạc bộ đang sa sút. Sau màn trình diễn ấn tượng tại Euro 2008, hạ Hà Lan, lọt vào danh sách đội hình tiêu biểu, cầu thủ kiến tạo nhiều nhất giải đấu. Arshavin được coi như một ngôi sao đầy tài năng ngày đến Emirates.
|
|
Nhưng sau giai đoạn chơi thăng hoa ở nửa mùa đầu tiên và một mùa sau đó, Arshavin đã không thật sự không đáp ứng được kỳ vọng. Anh bắt đầu sa sút và mất chỗ đứng tại câu lạc bộ. Một bản hợp đồng không thật sự thành công của Arsenal.
|
|
4. Roman Pavlyuchenko (Euro 2008, sang Tottenham Hotspur, 18 triệu euro): Không sở hữu được Arshavin, nhưng Tottenham Hotspur cũng có được người đồng đội Roman Pavlyuchenko. Thành tích lọt vào tới bán kết của “Gấu Nga” có công lớn của tiền đạo này. Anh ghi tới 3 bàn, (kém vua phá lưới David Villa 1 bàn) và thể hiện tầm ảnh hưởng lên hàng công.
|
|
Nhưng chỉ sau vài tháng trăng mật tại câu lạc bộ mới, Pavlyuchenko sa sút. Anh thậm chí còn gây hấn với huấn luyện viên trưởng, và làm bạn với băng ghế dự bị hơn là trên sân cỏ. Ra đi sau 4 mùa giải tại sân White Hart Lane, tiền đạo người Nga là bản hợp đồng không đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo Tottenham.
|
|
5. Michael Owen (Euro 2004, sang Real Madrid, 14 triệu euro): Thần đồng bóng đá Anh một thời. Màn trình diễn ấn tượng ở Liverpool từ khi còn rất trẻ và sau khi kết thúc Euro 2004, ban lãnh đạo Real Madrid quyết định đưa anh về Santiago Bernabeu.
|
|
Nhưng đây có lẽ là quyết định sai lầm trong sự nghiệp của tiền đạo này. Anh phải làm bạn với băng ghế dự bị trong phần lớn thời gian và trở lại Newcastle chỉ một năm ngay sau đó. |
Nguyên Trí
Ảnh: Getty Images.
5 bản hợp đồng bị thổi phồng sau Euro
Newcastle
5 cầu thủ bị thổi phồng sau Euro
5 cầu thủ lên giá
5 cầu thủ rớt giá