Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tonga nhận viện trợ bằng Bitcoin

Quốc đảo này chấp nhận hỗ trợ bằng Bitcoin sau khi gặp thảm họa kép. Ví Bitcoin của Tonga đã nhận được 5.000 USD sau 24 giờ.

Thiên tai kép sóng thần, núi lửa tại Tonga gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa và khiến hệ thống liên lạc bị tê liệt. Trong tình cảnh đó, một số nhà đầu tư tiền mã hóa đã kêu gọi cộng đồng hỗ trợ người dân Tonga và quyên góp bằng Bitcoin (BTC).

Lord Fusitu’a, cựu nghị viên Quốc hội Tonga đã thiết lập một địa chỉ ví Bitcoin để nhận hỗ trợ từ phía cộng đồng tiền số. Đến cuối ngày 17/1, tài khoản này đã nhận khoản BTC trị giá 5.000 USD.

“Khoản viện trợ bằng Bitcoin là đường duy nhất để chúng ta cứu giúp cho người dân Tonga vào thời điểm hiện tại. Internet và hệ thống liên lạc, điện nước bị tê liệt khiến cho người dân không thể rút tiền mặt”, Lord Fusitu’a chia sẻ trên Twitter.

Tonga nhan cuu tro bang Bitcoin anh 1

Khung cảnh hoang tàn sau đợt sóng thần tại Tonga. Ảnh: Reuters.

Trong quá khứ, Ấn Độ cũng từng nhận viện trợ bằng tiền mã hóa. Quốc gia Nam Á chịu nhiều thiệt hại trong làn sóng Covid lần thứ 2 vào đầu năm 2021. Cộng đồng đầu tư tiền mã hóa và nhà sáng lập dự án blockchain Polygon đã kêu gọi hỗ trợ trên Twitter. Nhà sáng lập blockchain Ethereum, Vitalik Buterin cũng quyên góp 1 tỷ USD bằng Shiba Inu.

Quốc đảo Tonga với 126.000 dân, trong đó 18.000 người đang sinh sống tại Australia đang có kế hoạch chấp thuận Bitcoin là đồng tiền hợp pháp. Việc phụ thuộc 37% GDP vào kiều hối khiến cho quốc gia này gặp khó trong việc phát triển. Nếu chấp nhận Bitcoin, Tonga sẽ tiếp cận với hệ thống thanh toán quốc tế với chi phí rẻ và nhanh hơn.

Cựu nghị viên Lord Fusitu’a cho biết Tonga sẽ thông qua kế hoạch trên vào khoảng tháng 11/2022. Ông cho biết Tonga sẽ đi theo con đường mà El Salvador đã từng thực hiện. Theo CoinTelegraph, cựu nghị viên này đã chia sẻ vào hôm 14/1 rằng Tonga sẽ sử dụng năng lượng địa nhiệt từ núi lửa để đào Bitcoin.

Mỗi quả núi cung cấp lượng điện để đào 2.000 USD Bitcoin mỗi ngày. Lord Fusitu’a cho biết toàn bộ số tiền đào được sẽ sung công quỹ. “Công nghệ đã sẵn sàng. Chúng tôi chỉ đợi bản dự thảo về Bitcoin và một số khoản chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và máy đào BTC được thông qua”, ông chia sẻ trên Twitter.

Cơn sóng thần cao 1,5 m, kết quả của đợt phun trào núi lửa dưới đáy biển đã đánh vào bờ biển Tonga vào cuối tuần qua. Mặc dù chính quyền Tonga chưa ghi nhận thương vong, nhưng một phụ nữ người Anh được thông báo đã mất tích trong trận sóng thần.

Đợt sóng xung kích do núi lửa phun trào gây dư chấn đến tận bang Alaska, Mỹ và bờ biển Chennai, Ấn Độ. Thậm chí người dân New Zealand, cách Tonga 2.500 km cho biết họ nghe thấy tiếng nổ khi núi lửa phun trào.

Thông tin về loại coin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Hàng chục quỹ 'lùa gà', giăng bẫy nhà đầu tư tiền số ở Việt Nam

Nhiều quỹ đầu tư tiền số tại Việt Nam hoạt động không minh bạch, có dấu hiệu "lùa gà". Người tham gia vào các quỹ dạng này có nguy cơ mất tiền, chịu thiệt.

Bộ ảnh selfie được giao dịch 1 triệu USD

Bộ sưu tập NFT gồm gần 1.000 bức ảnh tự chụp của nam sinh viên người Indonesia đạt khối lượng giao dịch 1 triệu USD trên sàn OpenSea.

CoinMarketCap bị tố đăng địa chỉ ví Shiba giả mạo

Đội ngũ lập trình Shiba Inu cảnh báo nhà đầu tư không nên giao dịch với 3 địa chỉ ví trên nhằm tránh bị mất tiền.

Quốc Tú

Bạn có thể quan tâm