Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng các quốc đảo Thái Bình Dương đang "lâm nguy" và thế giới cần "khẩn trương đáp lại lời cảnh báo trước khi quá muộn".

"Đây là một tình huống điên rồ", ông Antonio Guterres phát biểu trong chuyến thăm Tonga hôm 27/8. "Mực nước biển dâng cao là một cuộc khủng hoảng hoàn toàn xuất phát từ con người và sẽ sớm bùng nổ trong nay mai, không xuồng cứu sinh nào có thể đưa ta đến nơi an toàn".

"Nhưng nếu chúng ta cứu Thái Bình Dương, chúng ta cũng đang tự cứu chính mình", người đứng đầu Liên Hợp Quốc nói thêm.

Ông Guterres đồng thời kêu gọi cả thế giới "hướng về Thái Bình Dương và nghe lời khoa học" khi ông công bố hai báo cáo mới bên lề Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.

tham hoa,  bien doi,  khi hau,  Antonio Guterres,  Lien Hop Quoc,  Tonga anh 1

Tình trạng nước biển dâng do sự ấm lên nhanh chóng của Trái Đất trong khoảng bốn thập kỷ qua đang đe doạ sự tồn vong của không chỉ Thái Bình Dương mà cả thế giới. Ảnh: Guardian.

Nhiệt độ bề mặt biển miền Tây Nam Thái Bình Dương đã tăng nhanh gấp ba lần so với mức trung bình toàn cầu kể từ năm 1980, theo báo cáo do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) biên soạn và công bố hôm 27/8.

Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng các đợt nắng nóng trên biển trong khu vực đã tăng gấp đôi về tần suất kể từ năm 1980, đồng thời trở nên dữ dội và kéo dài hơn.

Báo cáo nói trên cho biết năm 2023 chứng kiến 34 "sự kiện nguy cơ khí tượng thủy văn" chủ yếu liên quan đến bão hoặc lũ lụt ở miền Tây Nam Thái Bình Dương đã khiến khoảng 200 người tử vong và ảnh hưởng đến hơn 25 triệu người.

Trong báo cáo thứ hai được công bố cùng ngày, nhóm hành động về khí hậu của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng khí hậu và mực nước biển dâng "không còn là mối đe dọa xa vời", đặc biệt là đối với các quốc đảo đang phát triển ở Thái Bình Dương.

Trước tình thế ngặt nghèo đó, ông Guterres kêu gọi tăng mạnh viện trợ về nguồn lực và tài chính cho các quốc gia dễ bị tổn thương. Ông đồng thời vận động các nhà lãnh đạo toàn cầu cắt giảm mạnh lượng khí thải toàn cầu và theo đuổi mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch một cách nhanh chóng và triệt để.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Nước biển dâng nuốt chửng thị trấn đánh cá ở Brazil

Mực nước dâng cao đã biến đường bờ biển ở thị trấn Atafona, Brazil thành nghĩa địa dưới nước với những công trình bị nhấn chìm.

Viễn cảnh 'đại di cư' như trong Kinh Thánh có xảy ra?

Chuyên gia cho rằng dù nước biển dâng có thể không dẫn tới di cư hàng loạt cùng một lúc như Liên Hợp Quốc cảnh báo, thế giới cần tính tới giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm