Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tổng thống thời chiến' Trump gặp khó với nhiệm vụ sản xuất máy thở

Ông Donald Trump từng tự nhận "rất hiểu các nhà sản xuất Mỹ", nhưng "tổng thống thời chiến" đang loay hoay trong cuộc đua sản xuất thiết bị y tế chống dịch Covid-19.

Theo New York Times, khi bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump hứa hẹn một thời kỳ mới với các nhà sản xuất Mỹ. Ông khẳng định mình là tổng thống Mỹ đầu tiên hiểu được nhu cầu của họ. Ông thường xuyên đi thăm các nhà máy, tặng công nhân những chiếc mũ in chữ “Make America Great Again” ("Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại").

Và dịch virus corona chủng mới - cuộc khủng hoảng quốc gia đầu tiên dưới thời ông Trump - bùng nổ, đòi hỏi ngành sản xuất Mỹ chạy đua với thời gian để xuất xưởng hàng trăm nghìn máy thở. Đây là thiết bị y tế quan trọng nhất giúp các bệnh viện đối phó với dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo New York Times, trong thời điểm nước sôi lửa bỏng đó, khả năng huy động sức mạnh ngành công nghiệp sản xuất Mỹ mà ông Trump từng khoe dường như bay hơi hoàn toàn. Nhà Trắng không xác định được cần bao nhiêu máy thở.

Ông Trump đẩy chính quyền các bang vào cảnh phải cạnh tranh nhau dữ dội để có nguồn cung máy thở. Đến giờ, ông chủ Nhà Trắng vẫn chưa xác định được chiến dịch sản xuất máy thở sẽ phục vụ đối tượng nào trước tiên, các địa phương sẵn sàng trả mức giá cao nhất hay những nơi dịch Covid-19 đang diễn biến trầm trọng nhất.

My thieu may tho chong Covid-19 anh 1

Ông Trump từng tự nhận bản thân là "tổng thống Mỹ đầu tiên hiểu các nhà sản xuất". Ảnh: New York Times.

Hành động muộn 2 tháng

Một tuần sau khi ca ngợi General Motors và hãng sản xuất máy thở Ventec Life Systems vì tự nguyện kết hợp công nghệ máy thở hiện đại với dây chuyền sản xuất quy mô lớn, ông Trump bất thình lình nổi trận lôi đình với hãng xe hơi lớn nhất nước Mỹ.

Ông chủ Nhà Trắng chỉ trích CEO General Motors Mary T. Barra “hành động quá chậm và đang tìm cách bòn rút ngân sách của chính phủ liên bang”. Trên thực tế, General Motors và Ventec đã ký hợp đồng đối tác để thúc đẩy sản xuất máy thở mà không cần đến sự giúp đỡ từ chính phủ Mỹ.

Qua phỏng vấn các quan chức Nhà Trắng và lãnh đạo các ngành công nghiệp, New York Times xác định chính phủ Mỹ mắc 2 sai lầm lớn. Đầu tiên, ông Trump nhận ra mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 quá chậm trễ dù các chuyên gia y tế chính phủ đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng thiếu máy thở vào cuối tháng 1.

Đó là thời điểm ở Mỹ đã có người nhiễm virus corona chủng mới. "Nếu ông Trump hành động sớm hơn, hàng nghìn máy thở mới có thể sẽ được xuất xưởng ngay đầu tháng 4", New York Times khẳng định.

Thậm chí sau khi ông Trump nhận ra sự chậm trễ này, Nhà Trắng và Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) vẫn không xác định được cần bao nhiêu máy thở, ai chi tiền mua, xử lý tình trạng tắc nghẽn nguồn cung như thế nào.

My thieu may tho chong Covid-19 anh 2

Mỹ rơi vào tình trạng thiếu thiết bị y tế khi số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt. Ảnh: Getty Images.

Khi kích hoạt Luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) để buộc các công ty sản xuất thiết bị y tế, ông Trump khẳng định nước Mỹ sẽ có "rất nhiều máy thở". Nhưng ông không đưa ra con số cụ thể và nói lướt qua về việc cần đến 700 đến 1.500 linh kiện từ hơn 10 quốc gia.

“Việc chính phủ kích hoạt DPA là đúng. Nếu Nhà Trắng bắt đầu từ 2 tháng trước, giờ chúng ta đã có thể sản xuất máy thở, khẩu trang và những thiết bị y tế quan trọng khác trên quy mô lớn”, New York Times dẫn lời chuyên gia Joshua Gotbaum, cựu quan chức quốc phòng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton.

"Chính quyền trung ương phải đảm nhận trách nhiệm này và chấp nhận những thiếu sót, sai lầm cho thể xảy đến", ông Gotbaum nhấn mạnh thêm.

Vẫn còn bế tắc

“Nếu không thể giảm số ca nhiễm Covid-19, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng. Toàn bộ khu vực New Orleans (bang Louisiana) sẽ hết máy thở vào ngày 4/4 và hết giường bệnh vào ngày 10/4”, Thống đốc John Bel Edwards của bang Louisiana lo lắng.

Giới doanh nghiệp cho rằng việc Nhà Trắng kích hoạt DPA cũng không thực sự giúp mở rộng quy mô sản xuất thiết bị y tế tại Mỹ. Bởi liên doanh General Motors - Ventec và các công ty khác như Ford và Medtronic đang đối mặt với một vấn đề lớn. Đó là họ cùng mua linh kiện từ một số nhà cung cấp.

Khi dịch bệnh lan rộng ở Mỹ, ông Trump tự mô tả bản thân là “tổng thống thời chiến”, một nhà lãnh đạo quyết liệt phát huy hết năng lực sản xuất của nước Mỹ để chiến đấu chống "kẻ thù vô hình nhưng nguy hiểm". Ông hoan nghênh những nỗ lực tự nguyện như cam kết mở rộng sản xuất của Medtronic và Philips.

Tuy nhiên, New York Times nhận định vấn đề là Nhà Trắng không hề điều phối các chiến dịch sản xuất đơn lẻ. Điều đó giống như việc Lầu Năm Góc tuyên bố cần nhiều tên lửa, đạn dược và vũ khí hạt nhân hơn nhưng không nói rõ cần bao nhiêu và giao ở đâu.

Đó là tình cảnh Jared Kushner - con rể ông Trump - phải đối mặt khi được giao nhiệm vụ điều phối chiến dịch sản xuất thiết bị y tế theo yêu cầu của Phó tổng thống Mike Pence. Kushner giao trách nhiệm này cho FEMA, nhưng không ai biết có bao nhiêu máy thở đã có mặt trên thị trường, nơi nào cần chúng nhất và số công ty dự kiến tham gia sản xuất.

My thieu may tho chong Covid-19 anh 3

Nước Mỹ đang cần tới hàng trăm nghìn máy thở để chống dịch Covid-19. Ảnh: CNN.

Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi nhiều nhà sản xuất máy thở quy mô lớn đã chuyển dây chuyền sản xuất sang Ireland, Thụy Sĩ và Trung Quốc. Ban đầu, General Motors và Ventec hy vọng có thể nhanh chóng xuất xưởng 20.000 máy thở. Nhưng con số thực tế có thể chỉ đạt 5.000 chiếc. Giờ quá trình sản xuất dự kiến bị hoãn đến cuối tháng 4.

Nguồn tin New York Times ông Trump không hề biết gì về thỏa thuận giữa General Motors và Ventec cho đến khi đọc báo. Ông cho rằng General Motors đang tìm cách "bòn rút" ngân sách chính phủ, do đó mới viết trên Twitter chỉ trích dữ dội công ty này.

Sau đó, ông Trump quyết định kích hoạt DPA để buộc General Motors sản xuất máy thở. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ chính quyền Tổng thống Trump có điều phối hoạt động phân phối máy thở đến các vùng dịch hay không.

Hôm 29/3, tại Nhà Trắng, ông Trump lần đầu thừa nhận sự phức tạp của nhiệm vụ mà ngành sản xuất Mỹ đang phải thực hiện. “Nó rất phức tạp", tổng thống Mỹ nói về máy thở. "Bạn biết đấy, như sản xuất một chiếc xe”.

Doanh nghiệp cùng 'cha đẻ' máy thở hỗ trợ sản xuất 2.000 chiếc cho VN

Thông qua sự giới thiệu của Hội Doanh nghiệp quận 1, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Đại học Văn Lang đồng ý tài trợ toàn bộ chi phí trang bị 2.000 máy thở này.

Không dễ để các đại gia ôtô Mỹ sản xuất máy thở chống dịch Covid-19

Các nhà sản xuất ôtô như Ford, General Motors, Toyota và Tesla cam kết tận dụng hệ thống nhà máy đang tê liệt để sản xuất máy thở, "vũ khí" quan trọng chống dịch Covid-19.

Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm