Theo Bloomberg, thỏa thuận thương mại kỹ thuật số có thể áp dụng trên các quốc gia như Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Australia, New Zealand và Singapore.
Bản thỏa thuận đặt ra các tiêu chuẩn cho nền kinh tế kỹ thuật số bao gồm các quy tắc về sử dụng dữ liệu, tạo thuận lợi thương mại và các thỏa thuận hải quan điện tử. Có thể thấy, chính quyền ông Joe Biden đang theo đuổi các cơ hội thương mại mới sau khi tập trung vào việc thực thi các thỏa thuận hiện có.
Hơn cả, chính sách thương mại kỹ thuật số chỉ ra những nỗ lực của chính quyền Mỹ trong việc thiết lập kế hoạch cho các đặc khu kinh tế mang tính chiến lược toàn cầu.
Nước Mỹ đang theo đuổi các cơ hội hợp tác với các đối tác kinh doanh toàn cầu. Ảnh: Reuters. |
Theo Wendy Cutler - chuyên gia đàm phán thương mại kiêm Phó chủ tịch Hiệp định thương mại kỹ thuật số, thỏa thuận thương mại kỹ thuật số có thể “đưa Mỹ trở lại sân chơi thương mại ở châu Á, thể hiện sự coi trọng việc tái gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”.
“Chúng tôi rất ủng hộ sự xuất hiện của thỏa thuận kỹ thuật số, đặc biệt trong trường hợp không có TPP. Đây là thời điểm thích hợp để thực hiện hóa một số loại thỏa thuận tương lai, dựa trên hình mẫu thỏa thuận mang tính toàn cầu”, Charles Freeman - Phó chủ tịch cấp cao về châu Á tại phòng Thương mại Mỹ ở Washington - nhận định.
Để thỏa thuận thương mại kỹ thuật số thực sự hoạt động ở châu Á, Kurt Campbell - quan chức hàng đầu Nhà Trắng về khu vực châu Á - cho rằng chính quyền Joe Biden “cần làm rõ sự xuất hiện của các kế hoạch kinh tế và hàng loạt các cam kết”. “Nhà cầm quyền Mỹ đang xem xét những gì có thể xảy ra trên mặt trận kinh tế kỹ thuật số”, Bloomberg dẫn lời Kurt Campbell.