Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng thống Ai Cập bị lật đổ sau tuần bạo loạn đẫm máu

Quân đội Ai Cập đã phế truất Tổng thống Mohamed Morsi sau cuộc bạo loạn kéo dài hàng tuần với sự tham gia của hàng triệu người biểu tình và 20 người thiệt mạng.

Tổng thống Ai Cập bị lật đổ sau tuần bạo loạn đẫm máu

Quân đội Ai Cập đã phế truất Tổng thống Mohamed Morsi sau cuộc bạo loạn kéo dài hàng tuần với sự tham gia của hàng triệu người biểu tình và 20 người thiệt mạng.

Thông tin này đã được Abdel Fattah al-Sisi, Chủ tịch Hội đồng Tối cao Các lực lượng vũ trang (SCAF), đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòng của chính quyền Morsi tuyên bố trên truyền thông Ai Cập.

Ông Sisi đã vạch ra chi tiết lộ trình chuyển đổi chính trị, tuyên bố đình chỉ Hiến pháp hiện có và sẽ tổ chức bầu cử tổng thống sớm. Ông cho biết Chánh án Tòa án hiến pháp tối cao của Ai Cập sẽ tạm thời lãnh đạo đất nước, với sự trợ giúp của một hội đồng lâm thời và một Chính phủ kỹ trị, cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội mới được tổ chức.

Tướng Sisi cũng khẳng định rằng lực lượng vũ trang Ai Cập đã không thể khoanh tay đứng nhìn và bỏ ngoài tai lời kêu gọi của người dân nước này.

Tướng Abdel Fattah al-Sis.

Tuyên bố này ngay tức thì nhận được sự tán thưởng mạnh mẽ của đông đảo người biểu tình trên khắp các đường phố ở Thủ đô Cairo. Hàng chục ngàn người dân Ai Cập đã đổ ra đường phố Cairo hò hét, huýt sáo và bấm kèn xe inh ỏi để ăn mừng. 

Trong một đoạn video đăng tải trên mạng internet, ông Morsi vẫn khẳng định “tôi là Tổng thống Ai Cập” và kêu gọi người dân “bảo vệ tính hợp pháp của điều này”. Trong khi đó, nguồn tin từ hãng AFP dẫn lời con trai phụ tá hàng đầu của Tổng thống Morsi cho biết: "Tổng thống cùng toàn bộ phụ tá thân cận, trong đó có cả cánh tay phải Essam El-Haddad hiện bị quản thúc ở một cơ sở của Lực lượng vệ binh Cộng hòa".

Phản ứng của các nước 

Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ mối quan ngại sâu sắc sau khi nhóm họp với các cố vấn an ninh quốc gia ở Nhà Trắng.

Cuộc họp diễn ra ngay sau khi quân đội Ai Cập tổ chức cuộc đảo chính. “Mỹ đang giám sát chặt chẽ tình hình ở Ai Cập, và chúng tôi tin rằng cuối cùng thì tương lai của đất nước này cũng do chính người dân Ai Cập định đoạt. Chúng tôi quan ngại sâu sắc về động thái phế truất Tổng thống Morsi của quân đội và đỉnh chỉ Hiến pháp. Nếu đây thật sự là một cuộc đảo chính thì Mỹ sẽ đình chỉ viện trợ cho Ai Cập. Các cơ quan chức năng Mỹ sẽ xem xét vấn đề này”, ông Obama cho biết.

Quân đội Ai Cập đã phát lệnh bắt giữ khoảng 300 thành viên trong lực lương Anh em Hồi giáo của ông Morsi, Tổng thống Obama đã hối thúc quân đội Cairo tránh “bất kỳ cuộc bắt giữ độc đoán nào nhằm vào ông Morsi và những người ủng hộ”.“Tôi kêu gọi quân đội Ai Cập nhanh chóng trao trả quyền lực cho một chính quyền dân sự được dân bầu càng sớm càng tốt thông qua quá trình chuyển giao minh bạch”, ông Obama phát biểu.

Trong khi đó, các nước vùng Vịnh hoan nghênh hành động này của quân đội Ai Cập. Sự lớn mạnh của Anh em Hồi giáo tại Ai Cập sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi năm 2011 đã gây lo lắng cho hầu hết các nước Ả Rập vùng Vịnh, trong đó có Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), vốn sợ điều này sẽ kích động những người Hồi giáo trong nước. 

Quốc vương Saudi Arabia Abdullah đã gửi bức thông điệp chúc mừng tới người đứng đầu Tòa án Hiến pháp Ai Cập, ông Adli Mansour, được bổ nhiệm làm lãnh đạo lâm thời của nước này. UAE cũng hoan nghênh lực lượng vũ trang Ai Cập cũng như những thay đổi ở nơi đây.

Còn về phía Anh, Ngoại trưởng nước này William Hague đã hối thúc các bên kiềm chế, tránh bạo lực. Ông Hague phản đối việc can thiệp quân sự nhằm thay đổi chế độ, song không gọi vụ việc ở Cairo là đảo chính. Về phần mình, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng ngày đã ca ngợi những cuộc biểu tình phản đối nhà lãnh đạo của họ, nói rằng việc ông Morsi bị quân đội lật đổ cho thấy dấu chấm hết của “Hồi giáo chính trị”.

Thanh Hương

Theo Infonet

Thanh Hương

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm