Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng kết công tác phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia

Hội nghị tổng kết công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2006-2019 và lễ ký hai văn kiện pháp lý liên quan đã diễn ra tại Hà Nội hôm 5/10.

Sự kiện đã được long trọng tổ chức với sự đồng chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Tham dự hội nghị và lễ ký văn kiện có đông đủ đại diện các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan của hai nước.

Tại hội nghị, thay mặt ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc (PGCM) hai nước, thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm ủy ban biên giới quốc gia, Chủ tịch ủy ban liên hợp phía Việt Nam Lê Hoài Trung đã trình bày báo cáo tổng kết công tác PGCM biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia từ năm 2006 đến nay và bộ trưởng cao cấp phụ trách công tác biên giới, Chủ tịch ủy ban liên hợp phía Campuchia Var Kim Hong đã trình bày kế hoạch thực hiện công tác PGCM trong thời gian tới.

Công tác phân giới cắm mốc hoàn thành 84%

Theo Bộ Ngoại giao, từ năm 2006, Việt Nam - Campuchia đã tái khởi động công tác PGCM trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước căn cứ theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 2005.

Đến nay, hai bên đã hoàn thành PGCM đối với khoảng 1.045 km đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, xây dựng được 315 cột mốc chính, 1.511 cột mốc phụ và 221 cọc dấu, tức là đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công tác PGCM trên toàn tuyến.

Tong ket cong tac phan gioi cam moc Campuchia anh 1
Thủ tướng hai nước ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Tính đến nay, trung bình trên toàn tuyến biên giới đã PGCM cứ 670 m có một cột mốc hoặc cọc dấu. Trong hời gian tới, hai bên sẽ tiến hành triển khai công tác quản lý biên giới theo kết quả PGCM tại những khu vực đã hoàn thành PGCM, đồng thời tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn nữa để hoàn thành 16% khối lượng công tác PGCM còn lại.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đánh giá cao ý nghĩa của thành quả đạt được kể trên, khẳng định đây là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực và thiện chí của hai bên trong việc hợp tác giải quyết hòa bình vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế song phương mà hai bên đã ký kết, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Hai thủ tướng cũng nhấn mạnh các công việc cần phối hợp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo để tiến tới hoàn thành toàn bộ công tác PGCM trên toàn tuyến cũng như nâng cao hiệu quả hợp tác quản lý biên giới trong tình hình mới.

Nhân dịp này, hai thủ tướng biểu dương những nỗ lực của ủy ban liên hợp PGCM hai nước, các Bộ, ban, ngành và địa phương hai bên, đặc biệt là các lực  lượng trực tiếp tham gia công tác tại thực địa đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để bảo đảm công tác PGCM được chất lượng, hiệu quả; đồng thời gửi lời cảm ơn những đóng góp đối với sự nghiệp biên giới lãnh thổ của các thế hệ đi trước cũng như sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của người dân hai nước trong suốt quá trình giải quyết biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.

Lễ ký hai văn kiện pháp lý

Trong bầu không khí phấn khởi, hữu nghị, đại diện hai nước đã ký hai văn kiện pháp lý quan trọng cấp nhà nước để ghi nhận thành quả PGCM đạt được, cụ thể: hai thủ tướng ký “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia”; hai chủ tịch ủy ban liên hợp PGCM biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam ký “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia”.

Tong ket cong tac phan gioi cam moc Campuchia anh 2
Hai thủ tướng chứng kiến lễ ký Phụ lục bản đồ đính kèm Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình giải quyết biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Cùng với các hiệp ước, hiệp định đã ký kết trong những năm 1983, 1985, 2005, hiệp ước bổ sung năm 2019 và nghị định thư PGCM và hệ thống mốc giới khang trang, hiện đại, bền vững đã cắm trên thực địa đã góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện đường biên giới Việt Nam - Campuchia cả về mặt pháp lý và thực tiễn.

Hai văn kiện này cũng tạo thuận lợi cho việc nhận biết đường biên giới trên thực địa, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đưa khu vực biên giới trở thành khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển vì phồn vinh, hạnh phúc của nhân dân hai bên biên giới nói riêng và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung.

Đây là đóng góp thiết thực vào việc tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, đồng thời cũng tạo tiền đề và cơ sở pháp lý vững chắc để hai bên tiếp tục hợp tác giải quyết toàn bộ vấn đề biên giới đất liền giữa hai nước.

Campuchia muốn mở đặc khu đón doanh nghiệp Việt Nam

Chiều 4/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Campuchia Hun Sen đồng chủ trì hội nghị xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen: Campuchia không có hôm nay nếu không có VN giúp đỡ

Tại họp báo chung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của lực lượng chức năng hai bên vì đã hoàn thành khối lượng lớn công tác phân giới, cắm mốc biên giới.


Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm