Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng bí thư: Tránh nhàm chán, tẻ nhạt trong thi đua

Chỉ đạo Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý cần khen thưởng kịp thời chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, những người lao động trực tiếp.

Sáng 7/12, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của 1.800 đại biểu.

Tới dự đại hội có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.

Chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời chúc mừng đại biểu tham dự đại hội và khẳng định, những thành tích đạt được của đất nước 5 năm qua có sự đóng góp tích cực của phong trào thi đua yêu nước.

Tuy nhiên, Tổng bí thư đánh giá phong trào thi đua ở một số nơi chưa toàn diện, đồng đều, mang nặng tính hình thức. Công tác sơ kết tổng kết một số địa phương đơn vị chưa đúng mức, chậm phát hiện cá nhân và nhân rộng điển hình tiên tiến. Đối tượng khen thưởng trực tiếp là người lao động chưa nhiều.

Thống nhất với chủ trương, giải pháp trình Đại hội, Tổng bí thư nhấn mạnh phải đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày như lời Bác Hồ đã dạy.

"Cần tổ chức phong trào thi đua đảm bảo thiết thực. Lấy kết quả công tác thi đua là tiêu chí đánh giá cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý phải thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua" - Tổng bí thư nói.

Tổng bí thư lưu ý, tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực. Công tác thi đua phải được đổi mới toàn diện sáng tạo trong phong trào thi đua, tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt. Phong trào cần rộng rãi nhưng cần làm rõ ai thi đua với ai, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, của tập thể, địa phương, đơn vị và của xã hội.

"Cần khen thưởng kịp thời với cá nhân lập thành tích xuất sắc nhầm cổ vũ động viên phong trào tạo hiệu quả thiết thực. Tăng cường khen đột xuất chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, những người lao động trực tiếp" - Tổng bí thư nói

Càng khó khăn càng phải đẩy mạnh thi đua yêu nước

Tại diễn văn khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đại hội là nơi hội tụ, biểu dương, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu về sự năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, vượt khó vươn lên, đóng góp cho cộng đồng hay hi sinh quên mình để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền đất nước, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định phong trào thi đua, yêu nước đã tạo động lực góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ảnh: VGP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định phong trào thi đua, yêu nước đã tạo động lực góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng phải không đối mặt với không ít khó khăn thách thức càng phải đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

"Đại hội lần này  là dịp để chúng ta biểu dương tôn vinh các tập thể cá nhân các anh hùng chiến sĩ thi đua và các gương điển hình tiên tiến. Đồng thời đại hội còn có ý nghĩa quan trọng động viên cổ vũ toàn đảng, toàn dân, toàn quân khơi dậy sức mạnh to lớn của khối đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" - Thủ tướng nói.

Các dại iểu dự đại hội thi đua yêu nước. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 9 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Tại báo cáo tóm tắt tổng kết công tác thi đua khen thưởng 5 năm qua (2010-2015), Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho hay, phong trào thi đua yêu nước đã nhận được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia.

"5 năm qua, công tác khen thưởng có nhiều đổi mới, chính xác, công khai, dân chủ, quan tâm trực tiếp tới người lao động, những người ở vùng sâu, vùng xa, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội"- Phó chủ tịch nước nói.

Tuy nhiên, bà cũng nhìn nhận, công tác này ở một số nơi chưa được kiểm tra thường xuyên, vẫn còn hình thức. Việc khen thưởng cấp nhà nước cho công nhân, nông dân, những người lao động trực tiếp đã được chú trọng nhưng chưa tạo được chuyển biến sâu rộng từ cơ sở và đồng đều từ ban ngành, địa phương.

60% người được khen thưởng là lao động trực tiếp

Trong hai ngày 6 và 7/12, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng số đại biểu dự đại hội là 2.000, trong đó có 1.800 đại biểu chính thức. Người lao động trực tiếp tham gia công tác, lao động sản xuất, kinh doanh chiếm hơn 60%.

Đại hội sẽ phát động phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật thi đua, khen thưởng.

2.000 đại biểu về dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc

Trong hai ngày 6 và 7/12, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội).

Thi đua yêu nước: Chú trọng các điển hình lao động sản xuất

Ngày 7/12, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX chính thức diễn ra tại Hà Nội. Từ chiều 6/12, nhiều người đã có cơ hội gặp gỡ nhiều gương điển hình tiên tiến khắp cả nước.

Công Khanh

Bạn có thể quan tâm