Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử

Hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, quê Hà Nội) đã được tín nhiệm bầu làm Tổng bí thư tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Các đại biểu Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII chúc mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử. Ảnh: TTXVN.

15h04, trang tin chính thức đại hội XII đưa bức ảnh của TTXVN với dòng chú thích: Các đại biểu Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII.

Tuổi thơ hiếu học

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, là con út trong gia đình thuần nông có 4 anh chị em tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Năm 1954 khi hòa bình lập lại, ông Nguyễn Phú Trọng là lứa học sinh đầu tiên của xã Đông Hội học hết cấp 1. Sang cấp 2, do không có lớp để học tiếp ông Trọng cùng các bạn phải sang học ghép với các học sinh xã Mai Lâm, cách nhà 5 km. Năm 1957, ông Nguyễn Phú Trọng theo học trường cấp II và cấp III Nguyễn Gia Thiều.

Thầy giáo Lê Đức Giảng, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B kể lại, những năm 1961-1962, khi được phân công làm chủ nhiệm lớp 9B, học trò Trọng là Bí thư chi đoàn vừa là lớp trưởng. Người học trò này rất giỏi quán xuyến tình hình của lớp, đặc biệt các bạn trong lớp rất “nể” Trọng vì cách nói năng và truyền đạt rất tốt.

Năm 1963, chàng thanh niên ham học Nguyễn Phú Trọng thi đỗ vào khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1973, ông Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô.

Sự nghiệp chính trị

Trong 13 năm từ 1983 đến 1996, ông Nguyễn Phú Trọng công tác tại Tạp chí Cộng sản, đảm nhiệm cương vị Trưởng ban Xây dựng Ðảng, Phó tổng biên tập, Tổng biên tập. 

Từ năm 1996, ông Trọng lần lượt trải qua các chức vụ quan trọng như Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông là Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014. Ông khẳng định, một khi đã xảy ra tham nhũng, phải nhất thiết xử lý thật nghiêm, không có vùng cấm.

 

Năm 2006, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Theo quan điểm của cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII là nhiệm kỳ thành công nhất mà ông từng biết, đặc biệt là khâu giám sát.

Tháng 1/2011, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư. Tại buổi họp báo ngay sau khi nhậm chức, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Tôi xin tâm sự thật là tôi không nghĩ mình làm với mục đích để tạo dấu ấn hay để đánh bóng mình”.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".

Chống tham nhũng cũng là ưu tiên hàng đầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Nội chính Trung ương được tái lập, ông Nguyễn Bá Thanh từ Đà Nẵng ra Hà Nội nhận nhiệm vụ Trưởng ban.

Trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định, muốn chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết phải chống tham nhũng chính ngay trong các cơ quan chống tham nhũng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mọi người chia sẻ niềm vui tái đắc cử thêm nhiệm kỳ. Ảnh: Hoàng Hà. 

20 năm kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tháng 7/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lịch sử tại Mỹ, hội đàm với Tổng thống Obama. 

Tại Hội nghị trung ương 14, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) là trường hợp đặc biệt ứng cử vào vị trí Tổng bí thư khoá XII. Ngày 27/1, ông Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp hành trung ương khóa XII bầu làm Tổng bí thư.

Sáng 28/1, Ban chấp hành Trung ương khóa XII ra mắt trong phiên bế mạc Đại hội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ phát biểu ý kiến, đọc diễn văn bế mạc. 

Infographic tiểu sử Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 27/1, ông Nguyễn Phú Trọng đã được tín nhiệm bầu làm Tổng bí thư tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Hoàn tất bầu các chức danh chủ chốt của Đảng

Ngày 27/1, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII họp Hội nghị lần thứ nhất tại trụ sở Trung ương Đảng. Hội nghị đã bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.

Kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ được Ban chấp hành báo cáo Đại hội trong phiên họp toàn thể sáng 28/1, trước khi bế mạc đại hội.

Infographic Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII

Đa số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới ở độ tuổi 50-59, hơn 60% có trình độ trên đại học, nữ chiếm 10%.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ

86 năm kể từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc với 12 Tổng Bí thư và Chủ tịch Đảng.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Công Khanh - Phương Loan

Bạn có thể quan tâm