Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tội phạm phân bón chỉ đứng sau ma túy

“Theo tài liệu chưa đầy đủ, vi phạm pháp luật về phân bón vừa qua có hơn 15 cá nhân, tổ chức bị đưa vào khung truy cứu hình sự. Con số này chỉ đứng sau tội phạm về ma túy”.

Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) chia sẻ tại hội thảo Quốc gia thực hiện nghị định 202 về quản lý phân bón hôm 18/6. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh, trong nhiều hàng hóa bị làm giả, phân bón dễ làm giả nhất.

“Giữa ban ngày, một số đại lý phân bón ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên vẫn dùng máy trộn bê tông, cuốc xẻng để làm phân bón tự chế. Thậm chí, họ còn dùng phân urê của Trung Quốc đóng vào bao bì của Đạm Phú Mỹ, Hà Bắc… để bán”, ông Thúy nói.

trong nhiều hàng hóa bị làm giả, phân bón dễ làm giả nhất.

Trong nhiều hàng hóa bị làm giả, phân bón dễ làm giả nhất.

Theo lãnh đạo FAV, chuyện phân bón giả, kém chất lượng nhức nhối nhiều năm nay. Năm 2008 có gần 100 công ty và tổ hợp sản xuất phân bón kém chất lượng, bán ra trên 31 tỉnh thành. Giai đoạn 2012-2013, có 100 cơ sở và trên 40 công ty sản xuất phân bón giả, kém chất lượng và tung ra đến 35 tỉnh thành, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp và nông dân.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, để xảy ra tình trạng trên, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm. Theo Phó Thủ tướng, hơn 56% số mẫu phân bón không đạt chất lượng, số vụ vi phạm tăng trên 30%, tịch thu trên 800 tấn phân bón, hiệu suất sử dụng phân bón chỉ 20%... là con số “nghe rất đau”. “Người dân biết tin ai? Họ ra thị trường do anh quản lý mà không biết để mua cái gì cho phải cái đó là lỗi của mình”- Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 7 tới phải hoàn thành xong 2 thông tư hướng dẫn nghị định 202, về phân vô cơ, phân hữu cơ và loại phân khác; kiện toàn hệ thống thanh kiểm tra của các bộ tận địa phương, rà soát lại chế tài xử phạt.

“Chúng ta cấp giấy phép, nhưng sau đó bỏ lửng, không xem lại, thậm chí bị vi phạm cũng không biết xử lý thế nào. Có lãnh đạo doanh nghiệp khi xử phạt vi phạm 15 triệu đồng, ông ta cười, rồi bảo tôi nộp luôn 30 triệu. Cái này phải xử phạt như xăng dầu, ông nào gian lận là rút giấy phép vĩnh viễn”, Phó Thủ tướng nói.          

Người nông dân đem hàng nghìn tấn lúa trữ dưới lòng sông

Anh Nguyễn Thiện Tâm (An Giang) đã tìm ra cách bảo quản lúa giống dưới lòng sông. Lúa được ngâm trong nước đến 24 tháng, khi đem lên gieo vẫn có độ nẩy mầm đạt 95-99%.

 

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/toi-pham-phan-bon-chi-dung-sau-ma-tuy-719871.tpo

Theo Phạm Anh/ Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm