Toàn cảnh tuyến đường sắp mở rộng giá 3,5 tỷ đồng mỗi mét
Thứ hai, 19/6/2017 09:57 (GMT+7)
09:57 19/6/2017
Đường nối Hoàng Cầu - Voi Phục dự kiến khởi công trong năm nay có tổng mức đầu tư 7.800 tỷ. Dự án tiêu tốn phần lớn kinh phí cho khâu giải phóng mặt bằng.
Đường mới từ Voi Phục đến Hoàng Cầu (nằm trong tuyến vành đai 1 thuộc 2 quận Đống Đa và Ba Đình, Hà Nội) dài hơn 2,2 km được đầu tư với tổng kinh phí gần 7.800 tỷ đồng. Con đường này chạy song song với đường Đê La Thành (đường đỏ). Đây là dự án mới được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Nội trình UBND thành phố thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng.
Bản đồ chi tiết 2,2 km Hoàng Cầu - Voi Phục chuẩn bị được thi công mở rộng. Ảnh: Google Maps.
Điểm đầu Voi Phục sẽ giao cắt với đường Kim Mã - Cầu Giấy, đây cũng là nút giao thông lớn quan trọng của thủ đô khi tuyến metro số 3 Nhổn - ga Hà Nội đặt ga trung chuyển giữa đường sắt trên cao và đường sắt ngầm dưới lòng đất.
Quãng đường từ Voi Phục tới ngã tư Nguyễn Chí Thanh (men theo hàng cây xanh ở giữa ảnh) có chiều dài khoảng 800 m. Trên đoạn đường này có khá nhiều cơ quan đơn vị lớn như Đại sứ quán Nga, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương...
Khoảng hơn 2.000 hộ dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng khi con đường "đắt nhất hành tinh" Hoàng Cầu - Voi Phục thi công.
Dự án được kỳ vọng giảm tải cho đường Đê La Thành lâu nay luôn xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài vì đường quá nhỏ; tăng tốc độ, lưu lượng lưu thông từ phía đông sang phía tây khu vực nội thành.
Đơn vị thi công sẽ phải giải tỏa "trắng" nhà dân nằm ở phía bắc đường Đê La Thành đoạn Láng Hạ - Voi Phục để xây dựng hạ tầng kỹ thuật - cây xanh - bãi đỗ xe.
Đoạn đường có 2 cầu vượt trực thông theo dọc hướng đường vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh. Trong ảnh là nút giao Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành - Nguyên Hồng.
Các hộ dân nằm trong diện giải tỏa dự kiến sẽ được bố trí nhà tái định cư từ nguồn quỹ nhà A14 khu tái định cư Nam Trung Yên, khu Tây Nam Kim Giang 1 và quỹ nhà tái định cư của thành phố.
Dự án sẽ sử dụng gần 160.000 m2 đất; gồm 83.000 m2 đất ở của hộ dân, 16.000 m2 đất cơ quan và gần 54.000 m2 đất đường giao thông.
Theo tờ trình, tổng mức đầu tư dự án gần 7.800 tỷ đồng, trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư đã chiếm hơn 6.400 tỷ đồng...
Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến 2020.
Quãng đường từ Nguyễn Chí Thanh tới Láng Hạ là đoạn dài nhất, khoảng gần 1 km.
Ước tính, trung bình mỗi một mét dài tuyến đường có tổng chi phí đầu tư lên tới 3,5 tỷ đồng. Chi phí xây dựng con đường này sẽ phá vỡ kỷ lục 2 “con đường đắt nhất hành tinh” trước đó.
Cụ thể, tuyến đường này sẽ cao gấp hơn 3 lần chi phí xây dựng đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa (hơn 1,1 tỷ đồng/m) và gấp hơn 2 lần tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (1,4 tỷ đồng/m). Đây đều là các phân đoạn của tuyến đường vành đai 1.
Điểm kết thúc của dự án giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, đây cũng sẽ là điểm nối với Xã Đàn - Ô Chợ Dừa.
Đoạn đất xen kẹt khi giải phóng nhà dân ở giữa đường Đê La Thành và đường vành đai 1 đoạn Láng Hạ - Voi Phục sẽ được xây dựng bãi đỗ xe và công viên. Ảnh: Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Tuyến đường vành đai 1 từ nút giao cắt với đường Giải Phóng tới Voi Phục. Trong đó, 2 đoạn đã hoàn thành (màu xanh) là Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Đoạn dự kiến thi công (màu đỏ) là Hoàng Cầu - Voi Phục.
Tại kỳ họp thứ 33, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên xem xét một số nội dung, trong đó có đề nghị khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Đào Duy Anh, cựu Phó chủ tịch UBND TP Sông Công.
Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.