Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tòa Pháp sắp xử vụ kiện về chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam

Tòa án ở Pháp ngày 25/1 sẽ xét xử vụ kiện với cáo buộc liên quan đến hơn 10 công ty đa quốc gia bán chất độc da cam cho chính phủ Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Tran To Nga, sinh năm 1942, là nhà báo và nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam khi bà ở tuổi ngoài 20.

Năm 2014, bà đệ đơn kiện 14 công ty sản xuất hoặc bán hóa chất có độc tính cao, bao gồm Monsanto - hiện thuộc sở hữu của tập đoàn khổng lồ Bayer của Đức - và Dow Chemical. Đơn kiện được sự hậu thuẫn của một số tổ chức phi chính phủ.

Trong đơn, bà cáo buộc các công ty này phải chịu trách nhiệm về những thương tích mà bà, con bà và vô số người khác phải gánh chịu, cũng như những thiệt hại đối với môi trường.

Bà Tran To Nga cho biết: “Tôi không chiến đấu vì bản thân mà vì con tôi và hàng triệu nạn nhân".

Bản thân bà cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và dị ứng insulin cực kỳ hiếm gặp. Bà cũng mắc bệnh lao hai lần, bị ung thư và một trong các con gái của bà đã chết vì dị tật tim.

chat doc da cam anh 1

Cựu chiến binh Nguyen Hong Phuc, 63 tuổi, ngồi bên con trai Nguyen Dinh Loc, 20 tuổi, bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Ảnh: Reuters.

Chuyên gia luật quốc tế Valerie Cabanes cho biết mỗi năm, có khoảng 6.000 trẻ em được chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở Việt Nam.

Các công ty đa quốc gia lập luận rằng họ không thể chịu trách nhiệm về việc quân đội Mỹ sử dụng sản phẩm của họ.

Trả lời AFP, công ty Bayer cho rằng chất độc da cam được sản xuất "dưới sự quản lý duy nhất của chính phủ Mỹ cho các mục đích quân sự riêng".

Bà Tran To Nga và các luật sư dự kiến tranh luận về việc các bên sản xuất chất độc da cam đã lừa chính phủ Mỹ về mức độ độc hại thực sự của loại hóa chất này.

“Việc công nhận các nạn nhân là dân thường Việt Nam sẽ tạo thành một tiền lệ pháp lý", chuyên gia Cabanes nói.

Cho đến nay, chỉ có các cựu chiến binh quân đội - từ Mỹ, Australia và Hàn Quốc - được bồi thường cho hậu quả mà hóa chất độc hại gây ra trong chiến tranh. Theo luật sư Cabanes mô tả, độc tính của các loại hóa chất này gấp khoảng 13 lần độc tính của chất diệt cỏ thông dụng như glyphosate.

Theo ước tính của các tổ chức phi chính phủ, khoảng 4 triệu người ở Việt Nam, Lào và Campuchia bị nhiễm chất độc da cam trong hơn một thập kỷ.

Trong chiến tranh, quân đội Mỹ rải khoảng 76 triệu lít chất diệt cỏ và chất làm rụng lá để ngăn chặn quân đội Việt Nam tiến quân.

Các tổ chức phi chính phủ cho biết chất độc da cam đã phá hủy thảm thực vật, gây ô nhiễm đất và đầu độc động vật, gây ung thư và dị tật ở người.

Hãng sở hữu Monsanto đền bù hơn 10 tỷ USD vì thuốc diệt cỏ gây ung thư

Bayer AG, công ty dược phẩm lớn của Đức, sau hơn một năm đàm phán đã đồng ý trả tới 10,9 tỷ USD để giải quyết gần 100.000 đơn kiện nhắm vào thuốc diệt cỏ Roundup gây ung thư.

Monsanto chịu phạt 10 triệu USD vì sử dụng thuốc trừ sâu độc hại

Hãng hoá nông nghiệp Monsanto ngày 21/11 thừa nhận đã phun thuốc trừ sâu bị cấm lên giống cây lương thực dành cho nghiên cứu tại đảo Maui của Hawaii vào năm 2014.

Hương Ly

Bạn có thể quan tâm