Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tờ tiền Canada in lá phong… Na Uy?

Con mắt không tinh có thể không phát hiện ngay lần đầu sự khác nhau giữa lá phong trên các tờ bạc 20, 50 và 100 đô la Canada và lá phong Bắc Mỹ.

Tờ tiền Canada in lá phong… Na Uy?

Con mắt không tinh có thể không phát hiện ngay lần đầu sự khác nhau giữa lá phong trên các tờ bạc 20, 50 và 100 đô la Canada và lá phong Bắc Mỹ.

Ngân hàng trung ương Canada đã mắc sai sót khi sử dụng lá phong Na Uy làm biểu tượng thay vì lá phong Bắc Mỹ mà nước này đưa vào quốc kỳ, một nhà thực vật học nổi tiếng của Canada cho biết.

 

  Tờ bạc 20 đô la Canada.

Ông Sean Blaney, một nhà thực vật học chuyên nghiên cứu các loại cây trồng cho Trung tâm Dữ liệu Bảo tồn Canada Đại Tây Dương ở New Brunswick, và là người đầu tiên khiến đài phát thanh và truyền hình Canada (CBC) chú ý đến sự nhầm lẫn nói trên.

“Lá phong (trên tiền tệ) là không đúng loại”, ông Blaney nói.

Ông cho biết lá phong Na Uy có nhiều thùy hoặc đoạn, và có hình dáng nhọn hơn lá phong Bắc Mỹ, và thùy nhô ra ở giữa ngắn hơn lá ở Bắc Mỹ.

Cây phong Na Uy được nhập từ châu Âu và hiện phổ biến ở Bắc Mỹ. Ông Blaney nói có thể đó là cây được phổ biến nhất dọc các con đường ở miền Trung và Đông Canada.

“Nó đã “nhập tịch” vào Canada, nhưng nó không phải là cây phong Bắc Mỹ”, ông nói.

Ngân hàng Trung ương Canada nói rằng chiếc lá trên các tờ bạc được cố tình thiết kế không nhằm thể hiện một loại phong nào cụ thể mà là sự tổng hợp của nhiều loại.

Phát ngôn viên của ngân hàng trung ương Canada Julie Girard khẳng định nó không phải là lá phong Na Uy, chẳng hạn như nó không có hình dạng vuông góc như loại lá này.

Tuy nhiên, ông Blaney nói rằng đó là một lời biện hộ “khi sự việc đã rồi”. Theo ông này, hình ảnh lá phong trên các tờ bạc hoàn toàn là lá phong Na Uy chứ không phải lá phong “tổng hợp” như tuyên bố của ngân hàng trung ương Canada.

Theo Thanh Niên 

Theo Thanh Niên 

Bạn có thể quan tâm