Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tổ ong bắp cày sát thủ có đến gần 200 con ong chúa

Các nhà khoa học bang Washington tìm thấy khoảng 500 con ong bắp cày khổng lồ châu Á sống bên trong tổ ong có kích thước bằng quả bóng rổ, trong đó có đến gần 200 con ong chúa.

Sven-Erik Spichiger, nhà côn trùng học dẫn đầu chiến dịch tiêu diệt ong bắp cày, sau khi phát hiện vị trí tổ ong ở quận Whatcom, bang Washington, cho biết họ đã đến đó rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa chấm dứt mối đe dọa từ những con côn trùng khổng lồ này. Chúng có thể gây ra những vết đốt đau đớn, dù hiếm khi gây chết người, và quét sạch ong mật bản địa.

gan 200 ong bap cay chua trong to ong anh 1

Một con ong bắp cày sát thủ được gắn thiết bị theo dõi ở thành phố Blaine, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AP.

Các nhà khoa học cho rằng vẫn còn những tổ ong khác tồn tại và không thể biết được liệu có con ong chúa nào trốn thoát trước khi tổ ong đầu tiên bị phá hủy hay không.

Ong bắp cày khổng lồ châu Á là một loài gây hại xâm lấn di cư đến Mỹ. Chúng là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới với chiều dài 5 cm, và là kẻ thù của các loài côn trùng khác, bao gồm cả ong mật thụ phấn cho nhiều loại cây trồng trong nền nông nghiệp trị giá hàng tỷ USD của Washington.

Bất chấp biệt danh "sát thủ", ong bắp cày khổng lồ thực chất chỉ giết nhiều nhất vài chục người mỗi năm ở các nước châu Á và các chuyên gia cho rằng con số này có thể ít hơn. Để so sánh, ong bắp cày, ong vò vẽ và ong bản địa ở Mỹ giết chết trung bình 62 người mỗi năm, theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Tổ ong bắp cày sát thủ đầu tiên - được tìm thấy và phá hủy vào cuối tháng 10 ở quận Whatcom, dọc biên giới với Canada - có kích thước bằng một quả bóng rổ. Tổ ong này được tìm thấy sau khi các nhà khoa học bẫy một số con ong trong đàn và dùng chỉ nha khoa gắn thiết bị theo dõi vào chúng.

gan 200 ong bap cay chua trong to ong anh 2

Nhà côn trùng học Chris Looney của Sở Nông nghiệp bang Washington phun đầy khí carbon dioxide vào tổ ong sau khi hút sạch ong ra ngoài. Ảnh: AP.

Bên trong tổ ong, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 190 ấu trùng; 108 con nhộng, trong đó gần như tất cả sẽ phát triển thành ong chúa; 112 ong thợ, bao gồm 85 con đã bị hút khỏi tổ trước đó; và 76 ong chúa non.

Ong chúa được sinh ra từ tổ ong, giao phối rồi rời đi tìm một nơi để nghỉ đông và xây dựng một tổ ong mới.

Sở Nông nghiệp bang Washington dự định tiếp tục bẫy ong bắp cày trong ít nhất 3 năm nữa để xác định còn ong bắp cày sót lại trong khu vực này hay không.

gan 200 ong bap cay chua trong to ong anh 3

Một con ong bắp cày khổng lồ châu Á sau khi bị hút ra khỏi tổ. Ảnh: AP.

Con ong bắp cày khổng lồ châu Á đầu tiên được tìm thấy ở bang này vào một năm trước và con đầu tiên bị dính bẫy vào tháng 7. Những con ong khác sau đó đã bị bắt ở quận Whatcom.

Ong bắp cày sát thủ cũng được tìm thấy ở British Columbia, Canada. Spichiger cho biết không thể xác định cách những con ong bắp cày đến khu vực này, nhưng mục tiêu của các nhà khoa học là quét sạch chúng trước khi chúng dựng tổ và lây lan rộng rãi.

Phá hủy tổ ong bắp cày sát thủ đầu tiên ở Washington Sau nhiều nỗ lực truy lùng, các nhà côn trùng học đã tiêu diệt thành công tổ ong bắp cày châu Á khổng lồ ở bang Washington, Mỹ.

Triệt phá tổ ong bắp cày sát thủ đầu tiên ở bang Washington

Sau nhiều nỗ lực truy lùng, các nhà côn trùng học, với đồ bảo hộ đặc biệt, đã tiêu diệt thành công tổ ong bắp cày châu Á khổng lồ ở bang Washington, Mỹ hôm 24/10.

Phát hiện tổ ong bắp cày 'sát thủ' đầu tiên tại Mỹ

Các nhà khoa học Mỹ sẽ diệt trừ loài côn trùng này vào ngày 24/10 để bảo vệ ong mật trong khu vực.

Việt Linh Nguyễn

Bạn có thể quan tâm