Vào ngày 15/3/1911, Michel Santoro bất ngờ gặp gỡ Euphemia Gordon bên ngoài một rạp chiếu bóng ở Sydney. Santoro đã đặt vé hành trình trong hai ngày trên con tàu Yongala từ Sydney đến Townsville ở Far North Queensland. Nhưng ngay giây phút nhìn thấy Gordon, anh biết rằng mình chẳng thế nào sống thiếu cô được nữa. Vì vậy, Santoro bán suất của mình, cùng công cụ, cho một người Italy di cư khác.
Trong gần 50 năm, không ai biết chính xác nơi tàu mắc cạn ở đâu.
Tám đêm sau đó, tàu Yongala gặp phải một cơn lốc xoáy và chìm ngoài khơi bờ biển Townsville, giết chết toàn bộ 122 người trên tàu lúc đó. Sự kiện bi thảm này vẫn là một trong những thảm hoạ hàng hải thời bình tồi tệ nhất của Australia và sau đó được báo chí nước này mệnh danh như "Titanic của Townsville". Trong gần nửa thế kỷ sau đó, không ai biết chính xác nơi tàu mắc cạn. Sự việc ngày càng bí ẩn và người dân địa phương đã báo cáo về việc nhìn thấy con tàu thấp thoáng trên bờ biển Queensland. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, thi thể duy nhất dạt vào bờ từ con tàu là một con ngựa đua tên là Moonshine.
Sau đó, vào năm 1958, những người lặn tự do ở địa phương đã đi qua xác tàu đắm dài 109 m này, nằm cách ngọn hải đăng Cape Bowling Green 12 hải lý về phía đông. Hiện nay, nó được coi là bãi đắm nổi tiếng nhất của Australia dành cho thợ lặn và là một trong những địa điểm lặn lịch sử và đau lòng nhất trên thế giới: một di tích còn nguyên vẹn đáng kinh ngạc nằm giữa rạn san hô Great Barrie. Nó dường như biến mình ở thành một rạn san hô, với một lượng lớn các sinh vật biển trú ngụ.
Từ lúc chìm xuống, tàu Yongala trở thành nơi cư ngụ của nhiều loài sinh vật biển. Ảnh: Tourism & Events Queensland. |
Có đến hơn 10.000 thợ lặn thăm Yongala mỗi năm. Hầu hết họ đều đến từ Townsville hoặc Ayr trên đất liền, trong khi một số khác đi khoảng 1 giờ 45 phút đến đây bằng tàu hoặc thuyền.
Sau khi nhảy xuống nước từ thuyền và tiến về phía con tàu với tầm nhìn 25 m trong nước, xác con tàu Yongala hiện ra. Đó là xác tàu lớn nhất và nguyên vẹn nhất tại vùng biển Australia. Cột buồm của nó nhô ra từ boong phía trước và hơi ngả về mạn phải.
Trái ngược hoàn toàn với những cái chết xảy ra bên trong, mỗi centimet của tàu Yongala bên ngoài đều gắn với sự sống, theo BBC. San hô mềm và 122 loài cá nhiệt đới bơi qua bơi lại theo dòng chảy, tựa như đang hoà theo một điệu nhảy chậm rãi.
Mặc dù không thể lặn vào bên trong con tàu, không khó để tưởng tượng về cuộc sống trên tàu những ngày trước khi nó chìm xuống. Con tàu vẫn hướng về phía Bắc, chỉ về cảng Townsville cách đó khoảng 90 km.