Ở tuổi xế chiều, sau bao biến cố, tình yêu của vợ chồng ông Nguyễn Văn Năng và bà Phạm Thị Lan (quận Thủ Đức, TP.HCM) vẫn son sắt như thời trẻ.
|
Bà Phạm Thị Lan sinh năm 1950 tại Hà Nội. Năm 1954, bà theo gia đình di cư vào Biên Hoà, Đồng Nai, sinh sống và lập nghiệp.
|
|
Ông Nguyễn Văn Năng, sinh năm 1947 tại Mỹ Tho, Tiền Giang. "Mùa hè đỏ lửa" năm 1972, trong trận Bình Long, ông dính mìn và cụt cả hai chân khi chỉ mới 25 tuổi. Sau đó, ông được chuyển về Biên Hoà điều trị.
|
|
Ông tiếp tục bám lấy đất Biên Hoà để lập nghiệp, bắt đầu bằng công việc ngồi xe lăn bán báo. Cũng tại đây, ông gặp bà Lan (khi đó là một thiếu nữ xinh đẹp) và đem lòng yêu.
|
|
Tình yêu của chàng thanh niên vừa nghèo vừa cụt chân tưởng chừng không bao giờ làm trái tim cô tiểu thư lay động và không bao giờ đi đến cái kết có hậu vì gia đình bà Lan quyết liệt ngăn cản. "Cho con lấy ảnh đi, sướng con hưởng, khổ con chịu. Ảnh què mà ảnh biết làm ăn, còn hơn những người không què cũng không biết kiếm cơm. Chỉ cần tụi con yêu nhau thật lòng thì sẽ hạnh phúc đến già", bà Lan nhớ lại lời thuyết phục được gia đình chấp thuận. |
|
Cũng vì câu nói ấy mà cuộc đời bà Lan chuyển sang một trang khác, khổ cực hơn. Hàng ngày, bà lắp cho ông chân giả rồi đẩy ông trên xe lăn đi bán báo, lượm ve chai, bán vé số, bán kem và một tay quán xuyến hết việc trong gia đình. Bằng tình yêu nồng nàn dành cho nhau, đôi vợ chồng vẫn bước tiếp, sống những ngày tháng giản dị mà hạnh phúc.
|
|
Nhưng số phận thật biết trêu đùa với con người. Lấy nhau mấy năm nhưng không có con, bà Lan đi khám mới biết mình bị u nang buồng trứng, không thể sinh con. Mấy năm gần đây, bà lại bị mù hoàn toàn và xơ vữa động mạch. Sức khoẻ bà cứ thế tụt dốc, đến mức không thể đi lại được bình thường. Lúc này, ông lại quay sang lo cho bà từng miếng ăn, giấc ngủ.
|
|
Hàng ngày, với đôi chân giả, ông đi bán vé số ở Khu công nghiệp Sóng Thần từ lúc tờ mờ sáng, khoá trái cửa để bà ở nhà một mình. Trưa về, ông tạt sang chợ, mua ít thức ăn về nấu cho bà rồi lại lo hết việc nhà trên hai cái đầu gối. Bàn tay người đàn ông 70 tuổi đã chai sạn đi và lại nổi vảy. Ông bảo sẽ phải đi khám vì "hai bàn tay nhức quá không chịu nổi".
|
|
Bà Lan dành phần lớn thời gian trong ngày để cầu nguyện. Cuộc đời trải qua quá nhiều đau thương nên bà tin việc cầu nguyện sẽ giúp mình thanh thản, hạnh phúc hơn.
|
|
Có dạo, bà hỏi ông: "Em vừa mù, vừa không sinh con cho anh được, sao anh không bỏ em?". Ông lắc đầu trả lời: "Hồi xưa em lo cho anh được thì bây giờ anh cũng lo cho em được chứ. Em nói tầm bậy tầm bạ gì vậy".
|
|
Căn nhà neo đơn của hai vợ chồng đôi lúc ấm cúng hơn vì có cô hàng xóm tên Hằng sang giúp nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, phơi đồ.
|
|
Cơm canh đã xong và rất mệt sau khi bán vé số về nhưng ông không ăn mà phải chờ đến 14h, lúc bà đã cầu nguyện xong rồi cùng dùng bữa cho vui.
|
|
Nhà không có con cái làm nơi nương tựa, ông Năng chỉ biết yêu vợ bằng tất cả tấm lòng và tìm những niềm vui giản dị như chơi đùa với vật nuôi của hàng xóm. |
Đôi tình nhân U90 ở phố cổ Hội An
10:52 14/2/2017
10:52
14/2/2017
Xã hội
0
Ở tuổi U90, cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng lúc nào vợ chồng ông Đường - bà Mỹ ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) vẫn luôn lạc quan yêu đời, quan tâm chăm sóc, hết mực yêu thương nhau.
Tình yêu của bà lão mù ông cụt chân ở Sài Gòn
vợ chồng
tình nghĩa
yêu thương
yêu
tình nhân
cặp đôi