Phóng viên CNN Joan Biskupic đã chia sẻ nhiều điều xoay quanh quá trình ông Trump đề cử Brett Kavanaugh vào Tòa án tối cao Mỹ năm 2018 trong cuốn sách mới Nine Black Robes: Inside the Supreme Court’s Drive to the Right and Its Historic Consequences. Tác phẩm này ra mắt tại Mỹ vào ngày 4/4.
Chính trị hóa vị trí thẩm phán tối cao
Theo tác phẩm này, các thẩm phán đương nhiệm của tòa án tối cao Mỹ thời điểm đó cảm thấy bị ông Donald Trump “lừa” và lợi dụng khi ông đảm bảo với họ rằng buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Brett Kavanaugh tại Nhà Trắng sẽ không mang tính chính trị. Nhưng sau đó, chính ông Trump đã thông qua sự kiện này để chỉ trích những người đặt câu hỏi về sự phù hợp của Kavanaugh cho vị trí trong Tòa án tối cao.
Joan Biskupic mô tả rằng: “Hầu hết thẩm phán đều ngồi nghiêm mặt” khi Trump phát biểu tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức. Sau đó, một số thẩm phán nói với tôi rằng họ rất tiếc vì đã đến đây”.
Ông Biskupic, chuyên gia phân tích cấp cao về tòa án tối cao Mỹ tại CNN, viết thêm: “Ở nhiều mức độ khác nhau, các thẩm phán cảm thấy bị lừa, bị buộc phải tham gia vào một hoạt động chính trị vào thời điểm mà họ đang cố gắng chứng tỏ mình là những người bảo vệ công lý vô tư, thay vì là công cụ phục vụ lợi ích của Đảng Cộng hòa”.
Vào ngày 8 tháng 10 năm 2018, lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Kavanaugh đã diễn ra tại Nhà Trắng. Tại buổi lễ này, ông Trump đã có bài phát biểu ủng hộ ông Kavanaugh, tuyên bố tân thẩm phán vô tội dù đối mặt nhiều cáo buộc.
Tác giả Biskupic cho rằng dù không có phiên tòa nào, thậm chí cũng không có hoạt động điều tra về cáo buộc nhằm vào Kavanaugh, thì ông Trump vẫn chắc chắn với nhận định của mình. “Dường như sự thật không quan trọng đối với ông ấy và những người ủng hộ ông ấy”, theo Biskupic.
Những vấn đề trong tòa tối cao Mỹ thời ông Trump
Một số đoạn trích của tác phẩm cũng đề cập đến nhiều vấn đề lớn trong Tòa án tối cao Mỹ, bao gồm quyết định bổ nhiệm sau khi bà thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, một biểu tượng của công lý và tự do ở Mỹ qua đời vào tháng 9 năm 2020. Vị trí này đã nhanh chóng được thay thế bởi Amy Coney Barrett, một người theo chủ nghĩa bảo thủ. Một số vấn đề khác dấy lên tranh cãi của Tòa án tối cao Mỹ là quyết định đảo ngược phán quyết công nhận quyền phá thai của phụ nữ.
Việc bổ nhiệm bà Coney Barrett theo một quy trình dường như chỉ mang tính ước lệ đã khiến Tòa án tối cao nghiêng về tỷ lệ 6 thẩm phán bảo thủ và 3 thẩm phán tự do. Dù Tổng thống Joe Biden đã đưa nữ thẩm phán da màu đầu tiên Ketanji Brown Jackson vào Tòa án tối cao, ông không thể làm gì để thay đổi tỷ lệ 6-3 đó.
Trong 4 năm nhiệm kỳ, ông Trump đã đề cử 3 thẩm phán bảo thủ vào Tòa án tối cao Mỹ, trong đó ông Kavanaugh là lần đề cử thứ 2. Vụ việc này đã gây ra nhiều tranh cãi khi ông Kavanaugh dính cáo buộc tấn công tình dục khi còn là học sinh trung học. Dù vấp phải bê bối này, ông Kavanaugh, cựu phụ tá trong chính quyền George W Bush, vẫn được Quốc hội phê chuẩn với số phiếu rất sít sao, 50 phiếu thuận và 48 phiếu chống.
Biskupic cũng lưu ý rằng trong số các thẩm phán "mặt lạnh như đá" có mặt tại buổi lễ nhậm chức của ông Kavanaugh ở Nhà Trắng, chỉ có Clarence Thomas, một thẩm phán bảo thủ, "rất nhiệt tình và vỗ tay nồng nhiệt sau khi Kavanaugh phát biểu".
Tác giả viết thêm: “Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Kerri Kupec sau đó còn nói rằng Thomas là 'sức sống của bữa tiệc' hôm đó".
Vào tháng 1 năm 2022, Clarence Thomas là thẩm phán tối cao duy nhất nói rằng ông Trump không cần cung cấp hồ sơ cho Hạ viện về vụ bạo loạn tại Quốc hội Mỹ năm 2021. Trên thực tế, các văn bản này có nhiều nội dung làm việc giữa Ginni Thomas (vợ của thẩm phán Clarence Thomas) và Mark Meadows, Chánh văn phòng của Trump.
Trong một tình cảnh dường như vô lý khác, khi đưa ra lời khai trước Quốc hội Mỹ, Ginni Thomas nói rằng bà chắc chắn chưa bao giờ nói chuyện với chồng mình “về mọi vấn đề trong cuộc bầu cử năm 2020”. Bà cũng tuyên bố chồng mình "không quan tâm đến chính trị".
Theo nội dung cuốn Nine Black Robes, chính trường Mỹ và Tòa án tối cao nước này có “ẩn tình” dưới thời ông Trump.
Ông Trump xuất bản sách, công bố thư riêng các lãnh đạo
Ông Trump sắp ra mắt một cuốn sách tập hợp 150 bức thư riêng các nhà lãnh đạo thế giới và nhiều ngôi sao gửi cho ông trong suốt 40 năm.
Bức thư ông Trump để lại khi rời Nhà Trắng
Theo mô tả của Tổng thống Mỹ Joe Biden, trước khi rời Nhà Trắng, ông Donald Trump đã để lại một bức thư với nội dung "rất tử tế và hào phóng".
Mọi người không biết hoặc không quan tâm đến việc đang bị thao túng
Page và Brin đã kết luận những mặt trái của hoạt động tìm kiếm trong khu vực kinh tế tư nhân là “có thể được thị trường chấp nhận”.