Tình báo các nước đặc biệt cảnh giác với Lenovo
Các nguồn tin tình báo từ Úc, Anh đã xác nhận một lệnh cấm sử dụng máy tính Lenovo của Trung Quốc trong hoạt động nội bộ vì lý do bảo mật và nguy cơ bị tấn công.
Theo Financial Review của Úc, những lệnh cấm này đã được ban bố từ giữa năm 2000 sau khi các lỗ hổng bảo mật, phần mềm độc hại có sẵn trong phần cứng như con chip của Lenovo. Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Úc cũng cho biết Lenovo không bao giờ được tin cậy trong các hoạt động bảo mật của nước này.
Những lỗ hổng này có thể khiến các thiết bị có thể được truy cập từ xa mà không cần sự cho phép của thân chủ. James Turner nhà phân tích an ninh tại công ty nghiên cứu công nghệ IBRS cho biết các lỗ hổng back-door trong phần cứng rất khó phát nếu nó được ngụy trang như một dạng lỗi nhỏ trong sản phẩm. “Hầu hết các tổ chức không có đủ nguồn lực để phát hiện những lỗ hồng này vì họ cần một phòng thí nghiệm chuyên môn cao để rà soát các phần cứng vốn luôn được nâng cấp liên tục. Bởi vậy, các thiết bị của Lenovo bị cấm trong những khu vực bảo mật là cần thiết” - ông Turner nói.
Trong khi đó, Giáo sư Villaseñor cho biết, hiện nay nhà thầu quốc phòng Pháp đã tìm cách phòng ngự bằng cách cài đặt giết thiết bị chuyển mạch trên chip có thể kiểm soát sản phẩm nếu nó rơi vào tay kẻ xấu. Tình báo MI5, MI6 của Anh đều tẩy Lenovo ra khỏi hệ thống trong và ngoài nước.
Lệnh cấm này tiếp tục nối dài những mối đe dọa cho các sản phẩm công nghệ độc hại cho an ninh quốc phòng của Trung Quốc, đặc biệt là những công ty có quan hệ mật thiết với chính phủ. Năm 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã quyết định không sử dụng 16.000 máy tính Lenovo vì lý do an ninh, đặc biệt là khi hãng máy tính này mua lại bộ phận máy tính IBM vào năm 2005. Mối lo ngại này là có thực đặc biệt là khi Học viện Khoa học Trung Quốc nắm giữ cổ phần đáng kể trong Legend Holdings, một cổ đông lớn của Lenovo.
Theo Sống Mới