Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm hiểu kỹ trước khi vay

Tâm lý chung của người đi vay luôn muốn được giải ngân nhanh vì cần tiền gấp mà bỏ qua khâu tìm hiểu các thủ tục, quy định, dẫn đến có thể bị thiệt thòi.

Tìm hiểu kỹ trước khi vay

Tâm lý chung của người đi vay luôn muốn được giải ngân nhanh vì cần tiền gấp mà bỏ qua khâu tìm hiểu các thủ tục, quy định, dẫn đến có thể bị thiệt thòi.

Trường hợp chị Ngân Thanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) là một ví dụ. Từ nhiều năm nay, chị Thanh vay tiền ngân hàng (NH) theo hình thức thế chấp tài sản. Trước đây, khi nào có nhu cầu thì chị ký hợp đồng vay với NH để thực hiện giải ngân. Hơn 2 năm qua, khi lãi suất (LS) vay ở mức cao, chị Thanh không vay NH nữa nhưng tài sản thế chấp vẫn để ở NH.

Đầu tháng 4/2013, do có nhu cầu vay vốn, chị Thanh đến NH làm hợp đồng vay, thì NH yêu cầu thẩm định và định giá lại tài sản, dù tài sản này trước đây đã được chính NH thẩm định và định giá. Chưa hết, NH còn yêu cầu khách hàng cung cấp giấy chứng nhận tài sản không rơi vào quy hoạch do UBND quận cấp. Đây là một “rào cản” mới trong thủ tục giấy tờ vay, bởi để có được giấy này, khách hàng sẽ phải mất khoảng 30 ngày.

Khách hàng nên tìm hiểu kỹ các quy định trước và sau khi vay.

Về yêu cầu phải có giấy chứng nhận tài sản không rơi vào quy hoạch, một tổng giám đốc NH giải thích: Do bản đồ quy hoạch không rõ ràng, nên vừa qua khi NH thẩm định tài sản của một khách hàng vay 10 tỉ đồng và giải ngân, sau đó khách không trả được nợ, khoản vay rơi vào nợ xấu vì tài sản thế chấp trên thị trường chỉ còn 3 tỉ đồng do bị rơi vào quy hoạch. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính, giải thích của vị tổng giám đốc này không hợp lý, vì tất cả quy hoạch đều được công khai ở phường, quận, nhân viên NH khi thẩm định phải kiểm tra thông tin này. “Thủ tục này không phải NH nào cũng yêu cầu, do đó khách hàng nên tìm hiểu, lựa chọn NH có thủ tục đơn giản; đồng thời yêu cầu nhân viên NH nêu rõ những giấy tờ, thủ tục cần làm để dự tính được thời gian làm thủ tục, rút ngắn thời gian vay”, một chuyên gia tài chính NH tư vấn.

Không chỉ nhìn vào lãi suất

"Khách hàng nên tìm hiểu, lựa chọn NH có thủ tục đơn giản; đồng thời yêu cầu nhân viên NH nêu rõ những giấy tờ, thủ tục cần làm để dự tính được thời gian làm thủ tục, rút ngắn thời gian vay"

Một chuyên gia tài chính NH tư vấn

Khi đi vay, khách hàng thường hỏi về mức LS vay bao nhiêu mà lại ít tìm hiểu một số khoản chi phí trong hợp đồng. Thường LS vay được NH đưa ra cố định trong vòng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng, sau đó đưa ra công thức tính LS vay cho những tháng tiếp theo dựa vào LS huy động kỳ hạn 13 tháng cộng cho biên độ từ 4,5 - 5,5% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nhìn qua công thức này phần nào lý giải được vì sao LS huy động 13 tháng của NH thường được điều chỉnh và ở mức cao.

Một chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình vay, mà ngay từ khi làm hồ sơ khách hàng cần tìm hiểu kỹ, đó là lãi phạt trả nợ trước hạn. Những hợp đồng vay của cá nhân thường có thời gian trên 12 tháng nhằm giảm gánh nợ trong những tháng đầu. Lãi phạt trả nợ trước hạn hiện nay dao động từ 0,25% - 0,75%, tùy số tiền vay, số tháng vay. Ngoài ra, một số NH còn tính phí giữ hộ tài sản (giấy tờ nhà đất của khách hàng) khoảng 40.000 - 60.000 đồng/tháng. Khoản tiền này thoạt nhìn tưởng nhỏ, nhưng nếu vay có thời gian 3 năm thì tính ra không phải ít.

Tìm hiểu các thủ tục vay ở nhiều NH khác nhau trước khi quyết định vay để hạn chế những thủ tục, chi phí phát sinh trong quá trình vay. Đó là điều khách hàng vay nên làm.

Theo Thanh niên

 

Theo Thanh niên

Bạn có thể quan tâm