Tìm hiểu công nghệ 3D trên TV
Hiện nay trên thị trường TV 3D nổi lên cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai công nghệ 3D chủ đạo: 3D chủ động và 3D thụ động. Dưới đây là một số thông tin về bản chất của công nghệ 3D.
Đôi nét về công nghệ 3D
Một cách cơ bản, công nghệ tạo ra hình ảnh 3D là công nghệ khiến người xem tạo ra ảo giác về độ sâu và hình khối của hình ảnh đang được trình chiếu. Bình thường, hình ảnh 2D được tạo ra khi một máy quay quay hình ảnh từ một góc độ. Với hình ảnh 3D - sẽ có 2 máy quay cùng một hình ảnh ở 2 góc độ khác nhau. Kính 3D sẽ có nhiệm vụ tổng hợp 2 hình ảnh này, qua hiện tượng thị sai để tạo nên cảm giác độ sâu và hình khối khi xem 3D.
Có nhiều cách thức khác nhau để tạo nên hiệu ứng 3D. Cả công nghệ chủ động và công nghệ thụ động (FPR) đều có thể giúp tạo ra ảo giác này, theo những cách thức khác nhau. Cụ thể:
Với kính màn trập chủ động (active shutter glasses). Sở dĩ gọi là "màn trập" (shutter) vì kính sẽ lọc và cung cấp hình ảnh theo kiểu đóng-mở. Nếu mắt phải được cung cấp hình ảnh thì mắt trái sẽ không nhận được và ngược lại. Sự đóng-mở liên tục của hình ảnh (trong một khoảng thời gian rất nhỏ) sẽ được đồng bộ hoá và tạo ra ảo giác về 3D.
Nhược điểm của công nghệ này là kính to, nặng, khó thiết kế (do chứa chất lỏng tinh thể pha lê có thể dẫn điện) và phải được cung cấp năng lượng (qua sạc điện, pin) thường xuyên, cũng như góc xem rất hẹp (80 độ) và giá thành đắt (50-100 USD/cặp). Biểu đồ dưới đây cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về cách thức hoạt động 3D ở công nghệ chủ động:
Như vậy, rõ ràng là sự đóng mở 2 mắt liên tục sẽ dẫn đến việc người xem 3D chủ động sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, không thoải mái khi xem 3D, nhất là khi xem 3D trong thời gian dài.
Với công nghệ "thụ động" - thực ra chính là công nghệ phân cực (polarizing) và kính để xem 3D với công nghệ này gọi là kính phân cực. Với công nghệ này, nhà sản xuất dán một lớp FPR lên trên tấm nền màn hình. Nhiệm vụ của tấm FPR này là giúp phân tách hình ảnh ra để khi đeo kính lên, mỗi mắt chỉ nhìn được hình ảnh từ một góc độ và tại cùng một thời điểm, cả hai mắt sẽ tự tổng hợp, tạo nên hình ảnh 3D trên não.
Đây cũng là công nghệ 3D đang được chiếu ở ngoài rạp màn ảnh rộng. Ưu điểm là kính nhẹ, thoải mái. Ngoài ra, góc nhìn rộng, không bị giới hạn bởi năng lượng (qua sạc hay pin) và giá thành rẻ cũng là một ưu điểm không thể phủ nhận.
Các báo cáo điều tra người tiêu dùng cho biết, sự thoải mái khi xem 3D với cặp kính chính là một trong những yếu tố quyết định đối với người tiêu dùng khi mua TV 3D, bên cạnh giá thành. Còn theo Viện Nghiên cứu Hiển thị Hình ảnh (Vision Performance Institute) thuộc Đại học Pacific University Oregon, Hoa Kì thì: “Kính màn trập chủ động gây ra hiện tượng nhức mỏi mắt và không được thiết kế ra để phù hợp với mắt người. Kính phân cực 3D mà cụ thể là kính FPR lại được thiết kế để phù hợp với mắt, giúp loại bỏ sự mỏi mắt khi xem 3D, loại bỏ sọc nhiễu và rung nhoè hình khi hiển thị các hình ảnh 3D”.
Sản phẩm nào cho giải trí 3D?
Công nghệ thụ động FPR được LG trình làng lần đầu tiên với thế hệ TV CINEMA 3D tại CES 2011. Ngay sau khi thương mại hoá, loạt sản phẩm này đã nhanh chóng chiếm được cảm tình người tiêu dùng, kéo theo đó Philips và Toshiba cũng trình làng các dòng TV Easy 3D và Natural 3D của mình ứng dụng công nghệ FPR. Theo điều tra của Consumer Reports tại Hoa Kì, 4/5 người được hỏi cho biết họ sẽ lựa chọn TV 3D sử dụng công nghệ FPR cho gia đình.
Ở Việt Nam, hiện CINEMA 3D của LG là dòng TV 3D ứng dụng công nghệ FPR đang được phân phối chính hãng trên toàn quốc. Với hàng loạt các tính năng nổi trội như tăng cường sáng Light Boost, tốc độ dòng quét 3D TruMotion đạt mức 200Hz cùng hàng loạt các tính năng SmartTV khác, đây đang là dòng sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Bên cạnh giá kính 3D phân cực chỉ ở mức xấp xỉ 200.000 đồng, mức giá rẻ hơn rất nhiều so với các TV 3D chủ động, khoảng hơn 20 triệu cho dòng LW5700 và hơn 40 triệu cho dòng cao cấp LW6500, đây đang là những sản phẩm công nghệ hot trên thị trường.
pv
Theo Bưu điện Việt Nam