Trong đó, người dân thành thị tiêu thụ trung bình 1,2 lít/tháng, trong khi con số này ở khu vực nông thôn là 1,4 lít/tháng.
Đáng chú ý, Tổng cục Thống kê ghi nhận nhóm hộ gia đình khá giả nhất tiêu thụ bình quân đến 2,4 lít rượu bia/người/tháng, cao gần gấp đôi so với nhóm hộ nghèo (1,3 lít/người/tháng).
TIÊU THỤ RƯỢU BIA 2020 TĂNG MẠNH SO VỚI GIAI ĐOẠN TRƯỚC | |||||||
Nhãn | 2010 | 2012 | 2014 | 2016 | 2018 | 2020 | |
Lượng tiêu thụ rượu bia | Lít/người/tháng | 0.9 | 0.9 | 0.9 | 1 | 0.9 | 1.3 |
Theo báo cáo mới công bố của hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel, đồ uống cũng đi ngược lại với xu hướng chung của toàn ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
So với năm 2020 là một năm tăng trưởng đột biến của FMCG, hầu hết ngành hàng như sữa, thực phẩm đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình đều ghi nhận tăng trưởng âm trong quý I/2021. Trong khi đó, ngành đồ uống lại có dấu hiệu phục hồi ở khu vực thành thị, tăng trưởng 6% so với quý I/2020.
Tính chung các khoản chi tiêu của người Việt, Tổng cục Thống kê cho biết bình quân mỗi người dân chi 2,89 triệu đồng/tháng, tăng 13% so với năm 2018, trong khi mức tăng năm 2018 so với 2016 là 18%. Cơ quan này lý giải do thu nhập năm 2020 giảm trước ảnh hưởng của dịch bệnh khiến mức chi tiêu bình quân tăng chậm hơn so với giai đoạn trước.
Tính theo khu vực, các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng cao gấp 1,6 lần hộ gia đình nông thôn.
Vùng Đông Nam Bộ có thu nhập cao nhất cũng là nơi có mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất nước, xấp xỉ 3,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 17,3% so với năm 2018. Trong khi đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc có thu nhập thấp nhất cũng là nơi cho mức chi thấp nhất, tương đương 2,1 triệu đồng/người/tháng.