Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiêu hủy hơn 2.300 sản phẩm thời trang 'nhái' Dior, Hermes

Ngày 21/10, Thanh tra Bộ Kho học Công nghệ đã phối hợp với Công an Hà Nội tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ.

Theo đó, Hội đồng tiến hành tiêu hủy các tang vật là các sản phẩm thời trang các loại (túi xách, ví da, dây lưng, đồng hồ, vòng đeo tay…) giả mạo các nhãn hiệu “DIOR” bảo hộ cho Christian Dior Couture (Pháp) theo Đăng ký quốc tế số 313176, 991522; nhãn hiệu “HERMÈS” bảo hộ cho Hermes International (Pháp) theo Đăng ký quốc tế  số  196756, 199735, 446185, 806207; nhãn hiệu “LOUIS VUITTON”, "LV", bảo hộ cho Louis Vuitton Malletier (Pháp) theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số: 2588, 25890, 25891, 25892, 29156, 84681.

Tieu huy hang hieu nhai anh 1
Các sản phẩm giả mạo bị tiêu hủy dưới hình thức cắt bỏ.

Số lượng sản phẩm bị tiêu hủy gồm 2.349 sản phẩm, gồm 726 chiếc túi xách, 1.057  chiếc ví da, 39 chiếc dây lưng, 6 chiếc đồng hồ đeo tay...

Toàn bộ số tang vật vi phạm hành chính nêu trên được tịch thu theo các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ KH&CN ban hành để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (hành vi giả mạo nhãn hiệu) theo quy định tại Nghị định số 99 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Theo số liệu thống kê 9 tháng năm 2016, Thanh tra Bộ Khoa học công nghệ đã triển khai 48 cuộc thanh tra về sở hữu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Qua đó, phát hiện các cơ sở vi phạm chủ yếu là về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, cạnh tranh không lành mạnh với tổng số tiền xử phạt trên 1,4 tỷ đồng, buộc tiêu hủy và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với 205.444 sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, giả mạo nhãn hiệu.

Chủ yếu là dược phẩm, bánh kẹo, bột chiên giòn, nước giải khát, thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép, sản phẩm thời trang...; ban hành Kết luận thanh tra 9 cơ sở, theo đó công nhận sự thỏa thuận của các bên; dừng thủ tục xử lý vi phạm 5 cơ sở.

Kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ này nhằm nâng cao nhận thức pháp lý của công chúng; Khuyến khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam...

Phát hiện gần 30.000 vụ hàng giả lưu thông trên thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 29.403 vụ về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt là 58 tỷ đồng.

http://laodong.com.vn/kinh-te/tieu-huy-hon-2300-san-pham-thoi-trang-nhai-dior-hermes-louis-vuitton-603475.bld

Theo K.Linh/Lao Động

Bạn có thể quan tâm