Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiết lộ bí quyết giúp Messi hồi phục 'siêu tốc'

Sau trận gặp PSG, Lionel Messi khiến các cule nín thở, nhưng chỉ vài ngày sau La Pulga đã lại xỏ giày tập luyện và sẵn sàng ra sân ở trận lượt về. Câu hỏi được đặt ra: vì sao Messi có thể hồi phục nhanh đến như vậy?

Tiết lộ bí quyết giúp Messi hồi phục 'siêu tốc'

Sau trận gặp PSG, Lionel Messi khiến các cule nín thở, nhưng chỉ vài ngày sau La Pulga đã lại xỏ giày tập luyện và sẵn sàng ra sân ở trận lượt về. Câu hỏi được đặt ra: vì sao Messi có thể hồi phục nhanh đến như vậy?

Không lâu sau khoảnh khắc tưởng như sẽ khiến Messi ngồi ngoài hàng tháng trời, người dân Catalunya và cả thế giới đều thở phào. La Pulga thực tế chỉ bị một vết bầm tím ở đầu gối và lại sẵn sàng săn tìm kỷ lục.

Khả năng hồi phục nhanh đến kinh ngạc, và cả thể trạng gần như hoàn hảo trong vài năm trở lại đây của Messi khiến tất cả phải tò mò, làm sao một cơ thể nhỏ bé như vậy có thể trụ được trong môi trường khắc nghiệt với những cú tắc bóng không thương tiếc của bóng đá đỉnh cao?

Chấn thương gót chân Achilles của các cầu thủ xuất phát từ tình trạng căng cơ quá mức và liên tục thực hiện các tình huống tăng tốc. Những chấn thương tái phát trong quá khứ của Messi có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của tiền đạo này. Đôi chân của Messi giống như một vận động viên chạy nước rút, có khả năng bùng nổ với sức mạnh tối đa nhưng lại có nguy cơ làm tổn hại đến các cơ bắp.

 Messi có thể chơi 50 đến 60 trận mỗi mùa.

Trong ngôn ngữ y tế, đôi chân Messi có hiện tượng gọi là "co giật nhanh" trong các cơ bắp, hiện tượng này được nhiều người cho là do quá trình điều trị hormone tăng trưởng tái tổ hợp gen người (hGH) của tiền đạo này khi còn là đứa trẻ để cơ thể không bị còi cọc trong tương lai. Quá trình điều trị hGH của Messi được giám sát chặt chẽ nhưng nó vẫn bị cho là có ảnh hưởng đến cơ thể cầu thủ này, vì dù hGH là chìa khóa giúp phát triển xương, nhưng lại tạo ra sự mất cân bằng và khả năng đàn hồi kém của cơ bắp.

Do vậy có thể hiểu vì sao Messi, có khả năng bùng nổ trong cự ly 100m nhưng thường xuyên tái phát chấn thương gân kheo nhiều hơn bình thường. Lịch sử những ca chấn thương, đặc biệt trong năm 2006 và đầu năm 2007 của Messi cho thấy điều đó.

Sự thay đổi về sức khỏe của Messi chỉ rõ rệt khi Pep Guardiola xuất hiện. Sau khi cân nhắc cẩn thận, Pep cùng bộ phận y tế Barca tin rằng cần phải bảo vệ Messi khỏi chấn thương và đảm bảo cho anh có thể chơi 50 đến 60 trận mỗi mùa.

Messi tập theo một giáo án riêng kéo dài 40 phút trước mỗi buổi tập của CLB


Trước khi Pep đến, tiền đạo người Argentina phải chịu đựng chấn thương gân kheo dai dẳng và các vấn đề phức tạp hơn do chế độ ăn uống, quá trình hồi phục thể lực vội vã và thiếu tính khoa học. Bác sỹ vật lý trị liệu Juanjo Brau được cắt cử theo sát Messi như hình với bóng, ở bất cứ đâu trên thế giới, nơi chân sút này có trận phải ra sân. Brau lập ra một thời gian biểu chuyên sâu để tăng cường cơ bắp cho Messi, vẫn đang được thực hiện hàng ngày. Messi tập theo một giáo án riêng kéo dài 40 phút trước mỗi buổi tập của CLB, và thêm 30 phút khác sau khi kết thúc.

Một chế độ khác được áp dụng cho Messi: hoạt động ít, ăn uống tốt hơn. Khi Pep có mặt, thực đơn của La Pulga đã thay đổi với rau, gạo, thịt và cá. Ngoài ra, bổ sung vitamin và một hỗn hợp bao gồm 300 ml carbohydrates và protein được chuẩn bị sẵn sau mỗi buổi tập cho mục đích cung cấp các sợi cơ, và sớm hồi phục thể chất. Sự thay đổi rất rõ ràng: Messi từ 3 năm sống với các chấn thương đã trải qua 4 năm dưới triều đại Pep Guardiola ít rủi ro.

Hà Thanh

Theo Infonet

Hà Thanh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm