Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếp viên Cathay Pacific yêu cầu được đeo mặt nạ vì virus lạ

Các nhân viên của hãng bay Cathay Pacific bày tỏ lo ngại về việc dành hàng giờ tiếp xúc trong máy bay cùng những hành khách nguy cơ mắc virus lạ đến từ Vũ Hán (Trung Quốc).

Các tiếp viên của hãng hàng không Cathay Pacific đang yêu cầu được đeo mặt nạ trên tất cả các chuyến bay khi chủng virus lạ từ Vũ Hán lan rộng.

Ngày 21/1, với ghi nhận trường hợp đầu tiên ở Mỹ nhiễm virus lạ từ Trung Quốc, hãng hàng không này đã cho phép cách thành viên phi hành đoàn có chuyến bay đến Trung Quốc đeo khẩu trang.

Virut corona anh 1

Tiếp viên Cathay Pacific cạnh cổng check in của hành khách. Ảnh: Winson Wong.

Tuy nhiên, Liên đoàn tiếp viên hàng không của Cathay Pacific Airlines cho rằng biện pháp trên vẫn quá "mơ hồ" đối với gần 12.000 thành viên của hãng và kêu biện pháp trên cần được áp dụng với các chuyến bay trên toàn thế giới.

Các thành viên phi hành đoàn cho biết đó là quyền cơ bản của con người, họ được phép đeo mặt nạ khi loại virus lạ này đã giết chết 6 người ở Trung Quốc và đã lan sang Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan, mới đây là Mỹ.

Ông Amber Suen, Phó chủ tịch nội bộ của Liên đoàn Cathay Pacific Airlines cho biết vì có những trường hợp mới ngoài phạm vi Trung Quốc, chính sách trên phải được mở rộng.

Trong một tuyên bố, đại diện của Liên đoàn cho biết họ đã nhận được rất nhiều email và tin nhắn từ các thành viên bày tỏ sự lo lắng về "những nguy hiểm họ phải đối mặt" khi virus lạ đang lây lan chóng rộng.

Ông Suen nói thêm: "Một biện pháp như vậy không chỉ làm giảm sự lo lắng của các nhân viên tuyến đầu, mà còn gửi một thông điệp tới công chúng rằng Cathay Pacific đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo an toàn cho hành khách".

Chủng virus mới đã xuất hiện tại thành phố Vũ Hán vào tháng trước và có thể lây từ người sang người.

Tính đến tối 21/1, tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã ghi nhận khoảng 300 trường hợp dương tính. Tại Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan cũng ghi nhận 1 trường hợp.

Tại Hong Kong, đã có 118 trường hợp nghi ngờ nhưng đều âm tính với chủng virus trên. Trong số 118 người nhập viện kiểm tra, 88 người đã được xuất viện.

Hãng Cathay cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ diễn tình hình và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế ở Hong Kong và tại tất cả các sân bay mà hãng có mặt.

Phát biểu trước báo chí: "Theo yêu cầu của các cơ quan y tế Hong Kong, chúng tôi đang phát các tờ khai sức khỏe và chuẩn bị khẩu trang, khăn lau sát trùng có sẵn tại cổng lên máy bay cho hành khách đi từ Vũ Hán đến Hong Kong. Các tiếp viên cũng được nhắc nhở giữ vệ sinh máy bay, và luôn cảnh giác với những hành khách có triệu chứng bệnh truyền nhiễm".

Một tiếp viên giấu tên của Cathay bày tỏ sự lo lắng: "Tôi vừa nói chuyện với một đồng nghiệp có con về thông tin này và bây giờ dù ở nhà nhưng cô ấy vấn đeo khẩu trang. Thời gian ủ bệnh được cho là 14 ngày và rất có thể chúng tôi bị nhiễm bệnh nhưng không biết".

Những thành viên bay đường dài cũng lo lắng vì có thể có những hành khách gần đây đã đến Vũ Hán trên máy bay.

Trong đợt bùng phát bệnh sởi năm 2019, tất cả phi hành đoàn của Cathay đều được phép đeo khẩu trang trên tất cả các chuyến bay.

Carol Man-yee, thành viên ủy ban điều hành của Liên đoàn phi hành đoàn Cabin Hong Kong tin rằng: "Các hãng bay không muốn tiếp viên đeo mặt nạ vì lo sợ hành khách nghĩ máy bay không sạch sẽ. Tuy nhiên, ban điều hành cần phải hiểu rằng không có hành khách nào nghĩ rằng các tiếp viên bị ốm hoặc bẩn chỉ vì họ đang đeo mặt nạ".

Virut corona anh 2

Thông báo về chủng virut lạ từ Vũ Hán tại một sân bay quốc tế Rome. Ảnh: AP.

Sau khi dịch Sars bùng phát vào năm 2003 và cướp đi mạng sống của 299 người ở Hong Kong, một số hãng hàng không đã cho phép các thành viên phi hành đoàn đeo mặt nạ khi họ phải đối phó với hành khách bị bệnh truyền nhiễm trong cabin.

Nhiều công ty du lịch đã huỷ bỏ các tour du lịch đến Vũ Hán vì an toàn của khách hàng.

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc tuyên bố sẽ miễn phí vé tàu cho những du khách đã mua vé tàu để đến hoặc rời Vũ Hán sau khi virus bùng phát.

Tỷ phú đi làm bằng xe đạp, phá sản vì suy thoái kinh tế Năm 2007, tài sản của Adolf Merkel đáng giá 12,8 tỷ USD. Ông đi làm bằng xe đạp, không vệ sĩ, sống trong căn nhà gỗ đơn giản. Năm 2008, ông phá sản vì nền kinh tế suy thoái.

https://www.scmp.com/news/hong-kong/health-environment/article/3047069/cathay-pacific-cabin-crew-warn-catastrophic

Thanh Hoa

scmp

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm