Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếp tế lương thực nơi tâm dịch

Khắp các khu cách ly, bệnh viện dã chiến hay vùng phong tỏa, luôn có những chiến sĩ và tình nguyện viên tiếp tế thực phẩm, góp sức cùng tuyến đầu chống dịch.

Trong giai đoạn dịch bệnh này, mỗi người sẽ có nhiều câu chuyện, nhiều trải nghiệm khác nhau. Mỗi người, bằng cách này hay cách khác, sẽ có những kỷ niệm, bài học, cơ hội và chắc chắn không ít những lặng lẽ, đau đớn và xúc động.

Zing mong rằng sau đại dịch, khi những xáo trộn đã qua đi, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường, những bức ảnh của các bạn sẽ giúp hàng triệu người thấy cả mặt khốc liệt của dịch bệnh, nhưng đồng thời ghi nhận sự nỗ lực phi thường của người Việt Nam; thấy trong gian khó có tình yêu thương, sự đoàn kết.

Cuộc thi ảnh "Việt Nam vượt qua đại dịch" có giải nhất 50 triệu đồng, tổng giải thưởng hơn 100 triệu đồng, kết thúc vào 28/2/2022. Xem chi tiết về thể lệ, giải thưởng tại đây.

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 1

Trong công cuộc đẩy lùi Covid-19, một trong những nhiệm vụ quan trọng ở tuyến đầu là hỗ trợ thực phẩm cho cả bệnh nhân, người đi cách ly và các cán bộ, nhân viên đang tham gia chống dịch. Tác giả Xuân Thắng đã ghi lại và chia sẻ bộ ảnh "Chăm lo bữa ăn tại bệnh viện dã chiến" của các chiến sĩ Sư đoàn 3 tại Bệnh viện dã chiến số 3 tỉnh Bắc Giang.

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 2

Bộ ảnh được chụp vào ngày 6/6/2021 khi tỉnh Bắc Giang trở thành tâm dịch. Các chiến sĩ cùng chuẩn bị bữa cơm cho lực lượng y, bác sĩ và bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3. Họ chuẩn bị từ khâu chọn thực phẩm, nấu nướng và vận chuyển bữa ăn đến từng khu vực.

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 3

Những ngày thôn Núi Hiểu (xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) thành tâm dịch, "Đội thanh niên tình nguyện Núi Hiểu" đã ra đời với mục tiêu chung tay để hỗ trợ người dân đang phải cách ly. Đa số tình nguyện viên là những thanh niên tuổi 18, vừa ôn thi đại học, vừa chung tay chống dịch. Bộ ảnh về các tình nguyện viên được tác giả Đông Giang ghi lại và gửi tới cuộc thi Việt Nam chiến thắng đại dịch.

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 4

Nằm cạnh khu công nghiệp thôn Núi Hiểu là nơi dịch bùng phát, hàng nghìn người dân phải vào bệnh viện và các khu cách ly. Đội tình nguyện đã làm hỗ trợ mọi công việc, như đưa nhu yếu phẩm tới từng nhà; phun khử khuẩn; hỗ trợ các đoàn y, bác sĩ tới lấy mẫu xét nghiệm...

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 5

Những ngày tháng 6 khi dịch bệnh nặng nề, trong các khu cách ly ở Bắc Giang xuất hiện nhiều "Siêu Thị 0 đồng". Đây là bức ảnh về một siêu thị đặc biệt như thế tại thôn Giá (Nội Hoàng, Yên Dũng) được tác giả Xuân Thắng chụp lại.

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 6

"Ở siêu thị ấy có người bán, có cả người mua nhưng hình thức thanh toán không giống với các siêu thị khác. Ở đây, họ trả phí bằng tình cảm đồng bào. Mọi người trong khu cách ly đến đây đều được phát thực phẩm miễn phí", Xuân Thắng chia sẻ trong bộ ảnh "Siêu thị 0 đồng".

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 7

Bức ảnh "Đưa cơm cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện dã chiến" của Nguyễn Văn khiến nhiều người xem xúc động. Đó là khoảnh khắc người dân quân nhẹ nhàng đặt phần cơm trước cửa phòng cách ly cho một bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ. Mỗi ngày, tại bệnh viện dã chiến số 6, đội ngũ dân quân đều đặn đi khắp các tầng để phát cơm cho hàng nghìn bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại đây.

cuoc thi anh Viet Nam quyet thang dai dich anh 8

Quyết định tham gia đội tình nguyện trong những ngày TP.HCM phải phong tỏa vì dịch bệnh, Nguyễn Thanh Phong đã cùng các đồng đội của mình xung phong hỗ trợ những khu vực nguy hiểm. Anh tham gia bốc vác lương thực, vận chuyển nhu yếu phẩm đến những khu vực cách ly. Phong không sợ khó, chỉ sợ không làm được gì. Phần thưởng lớn nhất của anh chính là niềm vui của mọi người xung quanh. Thanh Phong đặt tên cho tác phẩm dự thi của mình là "Quyết định thay đổi".

Từ người xa lạ thành thân quen ở tuyến đầu chống dịch

Vốn không quen biết, thậm chí chưa từng nhìn thấy mặt nhau nhưng nhiều tình nguyện viên và y, bác sĩ đã gắn bó thân thiết sau khi tham gia tuyến đầu chống dịch.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm