Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếp cận nước sạch - niềm vui bình dị vùng nông thôn

Một ấm trà nóng là điều bình thường đối với nhiều gia đình, nhưng lại từng là niềm mong mỏi của gia đình ông Nguyễn Huy Tưởng (55 tuổi) ở huyện Thường Tín, Hà Nội.

Từ ngày dự án Nước sạch cho cộng đồngBảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được triển khai ở nhiều tỉnh thành, câu chuyện xúc động về những tháng ngày phải lắng lọc từng thau nước phèn, chắt chiu từng giọt nước sạch được mua với giá cao để nấu ăn của bà con cũng lùi dần vào quá khứ, nhường chỗ cho nụ cười, sự thoải mái và những niềm hy vọng mới trong những ngày kế tiếp.

Câu chuyện về những nồi gạo trắng hóa cơm tím

Gia đình bà Đặng Thị Nuôi (54 tuổi) - một trong những hộ khó khăn ở thôn Nhỉ Hạ, xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - nằm trong danh sách được hỗ trợ của dự án nước sạch. Suốt nhiều năm, mọi sinh hoạt trong gia đình bà đều trông cậy vào nguồn nước giếng khoan bị nhiễm phèn nặng, tình trạng chung của bà con tại khu vực này. Bà kể, mỗi lần nước chảy ra thau đều đỏ quạch như màu gạch, nhưng vẫn phải cắn răng dùng vì không còn sự lựa chọn khác. Quanh năm suốt tháng, áo của bà và các con trai đều bị xỉn màu vì nước phèn. Đó là lý do người dân trong vùng không ai mặc áo màu trắng, trừ học sinh. Không chỉ thế, đến gạo trắng nấu xong cũng hóa thành nồi cơm màu tím. Thuộc gia đình khó khăn, Phạm Hoài Linh - con trai bà - chỉ có mỗi chiếc áo trắng đi học nhưng chỉ dám giặt bằng nước mưa ít ỏi hứng được vì sợ xỉn màu.

“Trước đây tui chỉ mong sao có nước sạch để sinh hoạt, cây trồng tươi tốt. Mong mỏi bao nhiêu năm, bây giờ có chương trình mang nước sạch về làng, không còn những nồi cơm tím, những chiếc áo ố vàng, tui mừng không kể xiết” - bà Nuôi chia sẻ.
Bà Nuôi cùng con trai bên nguồn nước sạch được dự án Nước sạch cho cộng đồng hỗ trợ.

Từ ngày dự án Nước sạch cho cộng đồng được triển khai ở xã Gio Thành, nhà bà đã có đường ống dẫn nước sạch vào sân nhà. Không còn những nồi cơm tím, cháo tím, bà có điều kiện chăm sóc con cái, việc ăn uống, sinh hoạt đảm bảo vệ sinh hơn. Những lo âu phiền muộn về sức khỏe của gia đình cũng nhẹ gánh đi phần nào.

Mong ước về một ấm trà ngon trong mùa lạnh

Một ấm trà nóng có lẽ là điều bình thường đối với nhiều gia đình nhưng lại từng là niềm mong mỏi của gia đình ông Nguyễn Huy Tưởng (55 tuổi) ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Nguồn nước của gia đình ông cũng như các hộ khác ở đây bị nhiễm kim loại nặng suốt nhiều năm qua. Ông cho biết, dù được lọc rất kỹ nhưng cứ đun lên, nước lại bị đóng cặn, nhiều hôm phải cạo mấy lớp vôi dưới đáy bình mới dám đun nấu tiếp. Chính vì thế, dù rất thích uống trà, cả nhà ông đành phải từ bỏ thói quen, vì pha ấm trà nào cũng có cặn, lại chẳng yên tâm cho sức khỏe. Chuyện ăn uống, tắm rửa của các con ông cũng gặp nhiều bất tiện vì nguồn nước.

Bà Vũ Thị Sàng - vợ ông Nguyễn Huy Tưởng (huyện Thường Tín, Hà Nội) - kể về những ngày tháng khó khăn vì nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh trước đây và thể hiện niềm vui từ ngày có nước sạch sử dụng.
Gia đình ông Tưởng quây quần bên những tách trà thơm ngon - niềm mong mỏi bấy lâu nay của ông cùng nhiều người dân huyện Thường Tín, Hà Nội.

Từ ngày dự án Nước sạch cho cộng đồng đào giếng sâu và lắp đặt hệ thống lọc nước cho các hộ dân của huyện Thường Tín, gia đình ông Tưởng háo hức vui mừng. Từ nay, người dân trong xóm đã không còn thấp thỏm nỗi lo phải sống cả đời với nước có cặn. Ông kể: “Nước bây giờ trong veo, pha chè rất ngon. Nhà thằng lớn ngay bên cạnh cũng được hỗ trợ. Tết đến nơi rồi, cả đại gia đình đều mừng vì đây là năm đầu tiên có nước sạch để dùng”.

Niềm vui mới đến với người dân vùng Tràm Chim

Không giống như gia đình bà Nuôi, ông Tưởng tại các tỉnh thành khác, gia đình ông Nguyễn Văn Hải (55 tuổi) ở xã Phú Đức, huyện Tam Nông, Đồng Tháp lại được hưởng lợi từ dự án Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Tràm Chim (VQG). Trước đây, kinh tế gia đình ông rất khó khăn, nhà không có đất làm ruộng nên mọi chi tiêu đều trông cậy vào thu nhập từ những mẻ cá giăng lưới của ông. Thỉnh thoảng, khu du lịch VQG cũng tạo điều kiện để ông cùng vài chủ hộ khác vào chở thuyền cho khách du lịch, nhưng vì không đủ thuyền nên phải xoay vòng cùng các nhà khác, mỗi tháng chỉ được 2-3 lượt. Tiền công mỗi lượt chỉ trên dưới 50.000 đồng. Ông Hải chia sẻ: “Gần đây người dân chúng tôi mới biết dự án sẽ hỗ trợ cho địa phương thêm phương tiện để chở khách du lịch. Không chỉ vậy, ở đây ai cũng mừng vì việc đầu tư vào VQG, phát triển du lịch cũng giúp bà con chúng tôi kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống bớt vất vả hơn”.

“Hôm nay là ngày đầu tiên tôi được chèo thuyền mới do Coca-Cola trao tặng khu du lịch, thuyền đẹp và nhẹ, lại rộng rãi nên có thể chở được nhiều khách hơn mọi lần. Từ ngày biết tin dự án đầu tư vào VQG, hỗ trợ địa phương phát triển du lịch, bà con chúng tôi cứ nôn nao, hi vọng từ đây sẽ có điều kiện kiếm thêm thu nhập nuôi con cái ăn học”, ông Hải (người chèo thuyền đầu tiên) tâm sự.

Số người hưởng lợi từ dự án tính đến năm 2013 là gần 50.000 người dân.

Riêng trong năm 2013, Coca-Cola đã đầu tư 5,7 tỷ đồng để hợp tác cùng Tổ chức Định cư Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe Gia đình và Cộng đồng (CEFACOM) lắp đặt các đường ống dẫn nước, khoan giếng, lắp đặt hệ thống lọc nước cho gần 10.000 người dân khó khăn. Các khu vực được hưởng lợi từ chương trình: huyện Cam Lộ (Quảng Trị), huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), quận Thủ Đức (TP.HCM), huyện Thường Tín (Hà Nội).

Coca-Cola còn hợp tác với Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tiếp tục triển khai dự án Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia Tràm Chim với ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng. Cùng với việc xây dựng chiến lược quản lý thủy văn, lưu giữ và lọc nước ngọt, khôi phục môi trường sống tự nhiên cho các loài quý hiếm, Coca-Cola mong muốn góp phần mang lại lợi ích trực tiếp, nâng cao thu nhập của người dân địa phương thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Tư liệu: Hoa Hướng Dương

Bạn có thể quan tâm