Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiếng loài người lần đầu vang lên trên sao Hỏa

Kẻ săn sự sống trên bề mặt Hành tinh Đỏ Curiosity vừa phát đi thông điệp đầu tiên bằng âm thanh, khẳng định chuyến viếng thăm người láng giềng của Trái đất sẽ được con người tiến hành “trong tương lai không quá xa”.

Tiếng loài người lần đầu vang lên trên sao Hỏa

Kẻ săn sự sống trên bề mặt Hành tinh Đỏ Curiosity vừa phát đi thông điệp đầu tiên bằng âm thanh, khẳng định chuyến viếng thăm người láng giềng của Trái đất sẽ được con người tiến hành “trong tương lai không quá xa”.

Lời thông điệp chính là giọng nói của người đứng đầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Charles Bolden: “Một bước nhỏ khác đã được thực hiện để sự hiện diện của con người tiến xa hơn trong khoảng không vũ trụ”. Thông điệp của loài người vang lên trên bề mặt Hành tinh Đỏ, phỏng theo những gì mà phi hành gia Neil Armstrong đã nói khi đặt chân xuống Mặt trăng năm 1969.

Lần hạ cánh thành công của tàu thăm dò Curiosity được so sánh với bước chân của phi hành gia Neil Armstrong trên bề Mặt mặt trăng.

Dù không nói trực tiếp nhưng đoạn thông điệp ghi âm của ông Bolden được đưa thẳng tới tàu thăm dò Curiosity và phát trên hệ thống loa được thiết kế sẵn trên siêu xe thăm dò hiện đại nhất của Mỹ. “Kể từ khi bắt đầu chinh phục không gian, sự tò mò của loài người dẫn chúng tôi khám phá cuộc sống bên ngoài khoảng không vũ trụ. Loài người cũng đang chuẩn bị cho những chuyến đổ bộ ra các hành tinh xa hơn bên ngoài không gian trong tương lai không xa”, ông Bolden cho biết.

Trong khi đó, bức ảnh chụp toàn cảnh bề mặt sao Hỏa của siêu xe thăm dò trị giá 2,5 tỷ USD cũng được NASA phát hành. Hình ảnh sắc nét được máy chụp hình độ phân giải cao ghi lại cho các nhà khoa học cái nhìn toàn cảnh nhất về miệng núi lửa Gale, nơi Curiosity hạ cánh. Đặc biệt, vết bánh xe do tàu thăm dò Curiosity để lại cũng được máy chụp hình độ nét cao gắn trên đỉnh tàu thăm dò chụp lại. Nó được so sánh với bước chân của phi hành gia Neil Armstrong in dấu trên Mặt trăng trong chuyến đổ bộ lịch sử của tàu vũ trụ Apolo 11.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm