Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tiền' trong vòng xoáy thời thượng

Tác phẩm ra đời năm 1984 mô tả một thế giới bị chi phối bởi chủ nghĩa tư bản tràn lan, nơi mà việc bãi bỏ các quy định của ngành tài chính đã tạo ra một xã hội xoay vần bởi tiền.

Trong tiểu thuyết Tiền, Jonh Self là kẻ kể chuyện, chính xác là lảm nhảm những câu chuyện trời ơi đất hỡi của hắn với đầy đủ những trạng huống hỉ, nộ, ái, ố... đẩy người đọc vào một vòng tròn vòng vèo, xoay quanh cuộc di chuyển của hắn giữa London và New York.

Trong Tiền, John Self là kẻ theo đuổi đam mê cá nhân với sự quan tâm thấp hoặc không hề có đối với cộng đồng rộng lớn, kéo mình qua một chu kỳ tích lũy, tiêu dùng và cuối cùng là sự thỏa mãn – mô hình hoàn hảo cho một người đàn ông trưởng thành trong thời buổi hàng hóa.

Bản thân John Self là một người đàn ông được nuôi nấng trên nền văn hóa tiêu dùng, với những câu chuyện nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác một cách vô tội vạ, và anh ta dường như chính là kẻ có cách sống không có hệ tư tưởng nào.

Nhà văn Martin Amis, giống như Dostoevsky, quan tâm nhiều đến cách các nhân vật của ông nhìn thế giới như thế nào. Trong dòng chảy này, câu chuyện của Self phản ánh niêm tin của chính mình. John Self là cơ hội để tác giả tạo ra một cuộc đối thoại đa cấp với các quan điểm ý thức hệ khác nhau, được thể hiện trong chính độc thoại của nhân vật, hoặc giữa các cuộc đối thoại giữa các nhân vật.

Tiền có thể xem là một nhân vật trọng tâm của tác phẩm. Tiền giống như là “thiên chúa” với những người đàn ông chống lại trường học và sự giáo dục. Tiền trở thành một thước đo để đánh giá văn hóa trong xã hội. Quyền lực cuối cùng của tiền bạc và sự thiếu hụt của các lựa chọn thay thế gợi nhắc lại sự hài hước đen được thể hiện trong những tác phẩm hư cấu của Mỹ vào những năm 1960 bởi Joseph Heller và Thomas Pynchon.

Tác giả Amis xem bản thân mình như một nhân vật trong Tiền. Một số nhà phê bình đã cho rằng, sự hòa nhập của Amis thành một nhân vật đã làm suy yếu chức năng của tiểu thuyết như là một nhà phê bình xã hội bằng cách nhấn mạnh đến thực tế của tiểu thuyết. Trong khi đó, có những người cho rằng sự hòa nhập chỉ đơn giản là để làm rõ rằng Tiền không phải là tự truyện của John Self.

Sự dấn thân kết hợp giữa nhân vật và tác giả một cách độc đoán không phải là không phổ biến trong văn học hiện đại. Hơn nữa, sự kiện Amis liên quan đến thế giới mà các nhân vật của ông cư ngụ cho thấy sự đồng lõa của mình trong xã hội tư bản.

Khi nhân vật tự thuyết phục Amis viết lại kịch bản của mình bằng cách tăng số tiền, chúng ta nhận rõ rằng, không một ai, ngay cả Amis (nhân vật, hoặc tác giả), nằm ngoài khuôn khổ của kinh tế xã hội của thế giới tư bản, cho thấy ngay cả thấm quyết của tác giả tuyệt đối còn rất xa.

sach Tien thu tuyet menh anh 1
Tác phẩm Tiền - thư tuyệt mệnh của Martin Amis.

Amis từng nói rằng, ông tự đặt mình vào cuốn tiểu thuyết vì ông rất sợ mọi người nghĩ ông chính là John Self. Ông chỉ vui vẻ xem mình là khách mời trong bữa tiệc chữ nghĩa của cuốn sách. Ngoài ra mọi nhân vật trong cuốn sách này đều lẩn trảnh người kể chuyện, và ông chính là người đã thực hiện điều đó.

John Self là một nhân vật nổi loạn, nổi tiếng và tai tiếng trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình X được xếp hạng, tràn ngập tình dục vô đạo đức, thức ăn nhanh, ma túy, rượu, khiêu dâm, tán nhảm và tham lam. Ngoài ra, hắn còn là một tên hoang tưởng, với đầy những âm thanh rối loạn bùng nhùng trong não. Và có một chiếc răng luôn đau nhức, luôn gây ra đầy phiền toái.

Self sinh ra và lớn lên trong một quán rượu ở London. Hắn là một kẻ hư hỏng, bất hảo, nhưng hắn không đến nỗi khó ưa. Đặc biệt, hắn là một kẻ thông minh, và luôn tỏ ra khôn ngoan trong mọi tình huống, sẵn sàng tuôn ra những bài hùng biện dài trên đường phố, cho thấy rằng dưới lớp mỡ bụng lùng nhùng của hắn hẳn cũng ẩn chứa một tâm hồn tinh tế ra trò.

Tiền là một cuốn sách châm biếm bậc thầy ở mọi thời đại, một cuốn sách hài hước tột bậc, thô tục khôn cùng, lấy cảm hứng từ một nghiên cứu tăm tối về sự cám dỗ của đồng tiền, với đầy những tham lam và phá hoại.

Amis sở hữu một sự tinh tế thầm kín về ngôn ngữ. Thể hiện sự hâm mộ Nabokov một cách đầy tự tin, Amis chào Nabokov bằng một hệ thống tường thuật sự méo mó vô cùng đồ sộ và tinh xảo được tính toán rành mạch, thể hiện được phong cách làm chủ, đối thoại sắc bén và mạch lạc về ý nghĩa.

Một cuốn sách đến hôm nay vẫn mang đậm hơi thở của thời đại, trong sự xoay sở trở mình vì tiền, loanh quanh những mối bận tâm vì tiền, sống chết vì tiền. Một cuốn sách vừa bủa vây, vừa thức tỉnh con người bởi vô vàn những lẫn lộn giữa thật giả xấu tốt.

Tiền thành công không chỉ bởi đã tạo nên được một không khí xã hội luôn trong trạng thái thời thượng, mà hơn thế, Tiền còn giúp độc giả được thưởng thức một cuộc giao hoan chữ nghĩa, như một mê cung, để thỏa sức khám phá, để liên tục trải qua những cuộc sung sướng choáng ngợp mà chiêm ngưỡng tài năng của một bậc thầy ngôn ngữ.

Nếu bạn yêu thích Nabokov, yêu thích dòng văn chương hậu hiện đại phá bỏ mọi nguyên lý cơ bản về câu chuyện, chấp nhận dấn thân vào một cuộc chơi đầy thách thức của từ ngữ, thì Tiền là cuốn sách không thể bỏ qua. 

 

Kenzaburo Oe: Văn chương đau thương và khả năng tự chữa lành

Kenzaburo Oe là nhà văn Nhật Bản thứ hai, sau Kawabata, được trao giải Nobel Văn học (năm 1994). Ông sinh ngày 31/1/1935 tại Shikoku, một trong bốn hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản.


Phong Linh

Bạn có thể quan tâm