“Khi được mời phát biểu ở lễ khánh thành cơ sở mới của ĐH Western Sydney, với tư cách cựu sinh viên trường, tôi tự hỏi: Nếu ngày đó mình không du học từ cử nhân, MBA đến tiến sĩ thì liệu mình có là mình của hôm nay? Và câu trả lời là không”, tiến sĩ Lý Quí Trung cho biết.
Theo nhà đồng sáng lập chuỗi nhà hàng Phở 24, việc đi du học thời của ông rất khó. Do đó, khi có cơ hội theo học Western Sydney, ông không muốn dừng lại ở bằng cử nhân.
“Lúc đó tôi nghĩ, sớm hay muộn đất nước cũng mở cửa, và một tấm bằng cử nhân của du học sinh sẽ là chuyện rất bình thường”, tiến sĩ Lý Quí Trung chia sẻ. Suy nghĩ đó thôi thúc ông ở lại trường thêm 18 tháng để hoàn thành chương trình MBA. Ông tin rằng đó là quyết định sáng suốt. Về nước, ông được tuyển dụng vào vị trí Phó tổng giám đốc của liên doanh Tecaworld và sau đó là Tổng giám đốc của khách sạn Saigon Star.
Tiến sĩ Lý Quí Trung - đồng sáng lập thương hiệu Phở 24. |
“MBA đã mang lại giá trị cho tôi lúc đó. Mới 29 tuổi, nếu không có tấm bằng MBA chắc chắc tôi không được tin tưởng để nhận những vị trí như vậy. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, vị trí đó ở một ‘trình’ khác, mang tầm vóc của lãnh đạo”, ông cho biết.
Ông Trung ví nếu sự nghiệp là một con đường, thì với bằng cử nhân bạn đang đi xe đạp, nhưng với bằng thạc sĩ hay MBA, bạn đang đi bằng xe máy. Và nếu cùng nền tảng nhận thức, xuất phát điểm, việc đi xe máy mang đến nhiều lợi thế: Lương cao hơn, cơ hội công việc nhiều hơn.
Tiến sĩ Trung khẳng định, tấm bằng cử nhân là nền tảng căn bản, vừa đủ, trong khi đó MBA là “bí kíp”, kiến thức chuyên sâu để áp dụng vào công việc.
“Trong thực tiễn, tôi đã vắt kiệt kiến thức có từ MBA. Học bao nhiêu đem ra xài hết bấy nhiêu, không thấy chỗ nào thừa. Tôi đã làm hàng trăm kế hoạch kinh doanh, hành động, marketing… và kiến thức của MBA đều được đem ra ứng dụng hết. Tất cả đều bài bản, khoa học. Đó là tinh hoa của MBA”, ông Trung chia sẻ.
Đặc biệt khi khởi nghiệp cùng Phở 24, không có người tư vấn, ông phải tìm thêm sách vở, giáo trình nước ngoài. “Nếu không có kiến thức MBA, chắc chắn tôi gặp nhiều khó khăn vì những thuật ngữ chuyên môn, ngôn ngữ hàn lâm của tài liệu chuyên sâu. Phải tiêu hóa được hết mới có thể thuyết phục cổ đông, thuyết phục khách hàng…”, ông Trung nói thêm.
Theo ông, mọi người nên có ít nhiều kinh nghiệm làm việc trước rồi mới học MBA. Vì chương trình học này cần chia sẻ thông tin và kiến thức với một nhóm bạn học. Nếu chưa có được kinh nghiệm thực tiễn, người học thiếu đi sự đóng góp tri thức cho nhóm. Ngoài ra, những trải nghiệm thực tế sẽ được các kiến thức MBA soi rọi đúng, sai một cách toàn diện.
TS Lý Quí Trung cùng GS Peter Shergold AC, hiệu trưởng trường Đại học Western Sydney. |
Ông Lý Quí Trung cho biết: “Cầm tấm bằng MBA đến với nhà tuyển dụng, bạn trao cho họ niềm tin rằng đây là người có thái độ tích cực về giáo dục, có hoài bão, kỷ luật, dám làm và biết cách quản trị thời gian. Nói một cách bình dân, với MBA, bạn bỏ ra một cục tiền nhưng xài cả đời”.
“Bạn không nhất thiết phải bắt đầu học MBA ngay từ ngày mai. Nhưng khi có thể thu xếp, bạn không nên chần chừ. Làm cả đời, nhưng học thì chỉ có một thời gian nhất định. Học được hôm nay đừng để đến ngày mai”, ông Trung kết thúc câu chuyện bằng lời khuyên chân thành.
Từ năm 2010, Đại học Western Sydney, Australia và Viện ISB ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn của hai bên. Mục đích hợp tác nhằm hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên, hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Australia.
Western Sydney MBA là chương trình thạc sĩ kinh doanh liên kết giữa Viện ISB và Đại học Western Sydney - top 300 trường tốt nhất thế giới (1,2%) theo bảng xếp hạng The Higher Education (THE). Chương trình cho các học viên mong muốn học MBA quốc tế tại Việt Nam.
Độc giả tìm hiểu chi tiết chương trình tại đây.
Bình luận