Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiền lương, biên chế của cán bộ thế nào khi sửa Luật thủ đô?

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan thấy rằng, việc quy định về chế độ lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết.

Ha Noi anh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Như Ý.

Giao HĐND Thành phố xác định số lượng biên chế

Sáng 14/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Để có cơ sở cho việc tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, định hướng về 5 nội dung quan trọng, trong đó có vấn đề quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm (Điều 9, Điều 35).

Về quản lý biên chế, theo ông Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc có cơ chế để thành phố Hà Nội được chủ động hơn về biên chế, bảo đảm khả năng hoàn thành các nhiệm vụ, quyền hạn được giao là cần thiết.

Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý biên chế đang được thực hiện tập trung, thống nhất theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, theo đó, Bộ Chính trị là cơ quan có thẩm quyền quyết định tổng biên chế và biên chế dự phòng của hệ thống chính trị, quyết định cụ thể biên chế theo nhiệm kỳ 5 năm của các cơ quan, tổ chức, địa phương.

Do đó, đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao HĐND Thành phố xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội; đồng thời bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Ha Noi anh 2

Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Như Ý.

Xin ý kiến cấp có thẩm quyền

Về quy định thu nhập tăng thêm, ông Tùng cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan thấy rằng, việc quy định về chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết, tương đồng với chính sách đặc thù đang được Quốc hội cho thí điểm thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác để giúp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô bảo đảm đời sống, yên tâm công tác, cống hiến lâu dài, có hiệu quả cho sự phát triển của Thủ đô.

Do đó, đề nghị giữ nội dung này như Chính phủ trình để báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7.

“Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, hiện nay các cơ quan hữu quan đang khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội, nên vấn đề này cần được đặt trong tổng thể cải cách tiền lương mới của cả hệ thống chính trị nói chung. Do đó, đề nghị không quy định về thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô trong dự thảo Luật”, ông Tùng cho hay.

Cho ý kiến về quy định thu nhập tăng thêm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng ý với đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban pháp luật.

"Chúng tôi thấy rằng, việc quy định chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức, viên chức là cần thiết. Điều này cũng đã quy định cho TP HCM và một số địa phương khác. Quy định này giúp cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Thủ đô đảm bảo đời sống, yên tâm công tác, cống hiến lâu dài...", bà Nga đề nghị giữ nội dung này và báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ quán ngan Nhàn nổi tiếng Hà Nội bị tố chửi khách, đòi đốt vía

Mới đây, một thực khách chia sẻ trải nghiệm không tốt tại quán ngan Nhàn (ngõ Trung Yên, Hà Nội). Theo đó, khách tố chủ quán chửi khách bằng từ ngữ thậm tệ, đòi đốt vía, không bán

Nguy cơ đóng cửa 28 trạm đăng kiểm ở Hà Nội vì thiếu đăng kiểm viên

Sở GTVT Hà Nội dự báo, trong thời gian tới, có thể toàn bộ 28 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP buộc phải tạm dừng hoạt động.

Khác biệt du lịch đêm ở Hà Nội và TP.HCM

Không "quẩy" thâu đêm suốt sáng như TP.HCM, hoạt động chơi đêm ở Hà Nội có phần khác biệt, hàng quán đóng cửa sớm hơn, phố vắng về khuya.

https://tienphong.vn/tien-luong-bien-che-thu-nhap-tang-them-cua-can-bo-cong-chuc-ha-noi-ra-sao-khi-sua-luat-thu-do-post1620038.tpo

Luân Dũng/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm