Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thụy Điển trả giá đắt, chiến lược gia Covid-19 bất ngờ đổi ý

Anders Tegnell, người đứng sau chiến lược chống Covid-19 gây tranh cãi của Thụy Điển, cho biết ông sẽ cân nhắc vai trò của khẩu trang, dù trước đây từng phản đối sử dụng chúng.

Theo Bloomberg, trong cuộc phỏng vấn mới đây, nhà dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển thừa nhận có những tình huống mà trong đó tốt nhất là mọi người cần phải che mũi và miệng.

"Có thể khuyến cáo đeo khẩu trang với những người phải sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Chúng ta phải nghĩ thêm về điều đó", ông Tegnell trả lời phỏng vấn Dagen Industri hôm 25/6.

Tuy nhiên, ông Tegnell cũng cho rằng khẩu trang "chắc chắn sẽ không phải là giải pháp tối ưu".

Nha dich te hoc Thuy Dien anh 1

Anders Tegnell, người đứng sau chiến lược chống Covid-19 gây tranh cãi của Thụy Điển. Ảnh: AFP.

Trước đây, nhà dịch tễ này từng gây chú ý khi lập luận đi ngược lại khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc sử dụng khẩu trang nếu không thể giãn cách xã hội. Ông Tegnell từng nói rằng "có rất ít bằng chứng khoa học" cho thấy việc dùng khẩu trang là hiệu quả trong phòng chống lây nhiễm virus.

Ông cũng từng nói rằng khẩu trang có thể mang lại cho người dùng "cảm giác an toàn giả" và thậm chí còn khiến cho người dùng đưa tay lên mặt nhiều hơn - động tác có thể làm tăng khả năng lây nhiễm.

Nhà dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển vẫn kiên định với chiến lược chống dịch khả "mở" so với nhiều quốc gia khác, và nhiều lần phản đối việc hạn chế quá mức.

Nha dich te hoc Thuy Dien anh 2

Người dân Stockholm tắm nắng ở hồ Malar hôm 24/6. Ảnh: Reuters.

Hôm 24/6, ông Tegnell một lần nữa lên tiếng phản đối các lệnh phong toả chặt chẽ, cho rằng đó không phải là phản ứng phù hợp với virus, và nói "thế giới đã trở nên điên rồ" khi áp dụng các biện pháp như vậy, bất chấp tổn thất xã hội khổng lồ.

Ông Tegnell thừa nhận mình đã đánh giá sai sự nguy hiểm chết người của virus corona trong giai đoạn đầu, nhưng từ chối xem xét từ bỏ chiến lược của mình. Ông cho rằng các biện pháp phong toả triệt để được áp dụng ở nhiều nơi trên toàn cầu có thể sẽ gây ra các vấn đề khác, bao gồm bạo lực gia đình, cô đơn và thất nghiệp hàng loạt.

"Cũng giống như là thuốc nào thì cũng có tác dụng phụ, các biện pháp chống dịch cũng có tác dụng tiêu cực. Ở một cơ quan như chúng tôi, nơi phải làm việc với một loạt các vấn đề sức khoẻ cộng đồng, đương nhiên là phải cân nhắc tất cả các khía cạnh", ông Tegnell nói.

Thay vì đóng cửa trường học, cửa hàng và nhà hàng, Thụy Điển gần như để mở mọi thứ. Người dân được khuyến khích tuân thủ các yêu cầu giãn cách xã hội, nhưng đeo khẩu trang không phải là điều bắt buộc.

Đất nước Bắc Âu giờ đây là một trong số những nước có tỷ lệ tử vong cao nhất châu lục. Nếu tính tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân, Thụy Điển còn đứng trên cả Mỹ.

Tính đến ngày 25/6, Thụy Điển ghi nhận tổng cộng 63.890 ca nhiễm virus corona, trong đó có 5.230 ca tử vong, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkín.

Đáng chú ý, khoảng một phần ba số ca tử vong ở Thụy Điển đến từ các viện dưỡng lão. Số liệu này tiếp tục củng cố nhận định cho rằng người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong đại dịch. Nhà dịch tễ Tegnell cũng phải thừa nhận tình hình đáng lo ngại trong các cơ sở hưu trí.

Thụy Điển - nơi rạp phim vẫn mở, quán cà phê vẫn đông khách giữa dịch Trong khi các nước châu Âu áp dụng lệnh phong tỏa, yêu cầu người dân ở nhà vì dịch Covid-19, Thụy Điển vẫn cho phép rạp chiếu phim, phòng gym và quán rượu hoạt động bình thường.

Tỷ lệ tử vong cao nhất, Thụy Điển vẫn chê thế giới chống dịch điên rồ

Nhà khoa học đứng sau chiến lược chống Covid-19 gây tranh cãi của Thụy Điển đã gọi biện pháp phong tỏa áp dụng khắp thế giới là sự “điên rồ”.

Người cao tuổi phải trả giá đắt vì Thụy Điển chống dịch khác thường

Tại Thuỵ Điển, chỉ có 21% bệnh nhân được điều trị tích cực là người trên 70 tuổi trong khi số liệu này tại Đan Mạch là 49%.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm